Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Trường Thanh
Tên đề tài luận án: Điều khiển các hệ phương trình vi phân có trễ biến thiên

English

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Trường Thanh                 

2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh:     18/ 08/ 1980                                                                 

4. Nơi sinh:  Thái Bình

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh:  số 3637 / QĐ-SĐH ngày 26/10/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Không

7. Tên đề tài luận án:  Điều khiển  các hệ phương trình vi phân có trễ biến thiên

8. Chuyên ngành:  Phương trình vi phân và tích phân    

9. Mã số: 62.46.01.03

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Vũ Ngọc Phát, PGS.TS Vũ Hoàng Linh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Đưa ra một số điều kiện  đủ cho sự tồn tại điều khiển  và ổn định hóa dạng  mũ cho lớp hệ phi tuyến và hệ quy mô lớn có trễ biến thiên dạng khoảng trong cả hàm trạng thái và quan sát (Định lí 2.1.3 và Định lí 2.2.3). Tiếp đó, áp dụng các định lí này cho các hệ  không chắc chắn tương ứng và thu được các kết quả tương tự.

- Thiết lập một điều kiện đủ cho tính ổn định mũ cho hệ quy mô lớn chuyển mạch thông qua các bất đẳng thức ma trận tuyến tính và thiết kế quy tắc chuyển mạch  dạng hình học (Định lí 3.1.4).

-Chứng minh định lý (Định lí 3.2.2) về sự tồn tại điều khiển  cho hệ quy mô lớn chuyển mạch.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Lý thuyết điều khiển   xem xét các trường hợp xấu nhất của các nhiễu bên ngoài để thiết kế một bộ điều khiển tối ưu để đạt được các hiệu quả mong muốn. Gần đây, lý thuyết điều khiển  cũng đã được áp dụng cho một tòa nhà thực tế tại Tokyo, Nhật Bản sử dụng một cặp van khối lượng để giảm chuyển động uốn-xoắn do động đất. Bên cạnh đó, vấn đề kiểm soát các góc lệch của một hệ thống truyền hình vệ tinh với sự chậm trễ đã được thảo luận trong một số tài liệu. Hệ thống vệ tinh này bao gồm hai cơ quan cố định với sự tham gia của một liên kết linh hoạt được giả định bộ phận đại diện không gian trạng thái. Gần đây, kỹ thuật điều khiển  tối ưu đã được chỉ ra là một giải pháp mạnh và hiệu quả để xử lý sự ổn định và theo dõi các vấn đề, với sự có mặt của các nhiễu bên ngoài và yếu tố không chắc chắn của hệ thống.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

-Nghiên cứu tính ổn định và bài toán điều khiển  cho các hệ phương trình vi phân và điều khiển khác như : hệ nơron và hệ điều khiển kĩ thuật bền vững có trễ biến thiên liên tục dạng khoảng.

-Nghiên cứu tính ổn định và thiết kế các điều khiển khác như điều khiển phụ thuộc hàm quan sát cho các hệ phương trình vi phân và điều khiển có trễ biến thiên liên tục dạng khoảng.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Thanh N. T. and  Phat V. N. (2012), "Decentralized  control for large scale interconnected nonlinear time-varying delay systems via LMI approach",  Journal of Process Control, 22(7), pp. 1325-1339.(SCI)

  [2] Thanh N. T. and  Phat V. N. (2013), "  control for nonlinear systems with interval non-differentiable time-varying delay", European Journal of Control, 19(3), pp. 190-198.(SCI-E)   

[3] Thanh N. T. and  Phat V. N. (2014), "Decentralized stability for switched non-linear large-scale systems with interval time-varying delays in interconnections", Nonlinear Analysis: Hybrid Systems, 11, pp. 22-36.(SCI-E)    

 Quang Lợi - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   |