1. Họ tên nghiên cứu sinh: Mai Thị Thơm
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 24/10/1972
4. Nơi sinh: Bình Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2798/2012/QĐ-XHNV-SĐH của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn kí ngày 28 tháng 12 năm 2012.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Văn hóa tư tưởng Phật giáo qua tư liệu văn bia Lý – Trần
8. Chuyên ngành: Hán Nôm
9. Mã số: 62 22 01 04
10. Cán bộ hướng hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Kim Sơn.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Góp phần xác định kiến trúc, loại hình, bố cục, chức năng... Chùa – Tháp – Lễ hội của Phật giáo trong văn bia Lý – Trần.
- Góp phần xác định tư tưởng, thí dụ, nhân vật của hai kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm trong đời sống Phật giáo và xã hội trong văn bia Lý – Trần.
- Góp phần xác định hoạt động Phật giáo của Phật gia, Nho gia, cũng như nhận định của họ về vai trò của Phật – Thánh, giáo điển Phật - Nho trong đời sống tôn giáo, xã hội trong văn bia Lý – Trần.
- Thuật ngữ Phật giáo được chú thích trong 10 văn bia tiêu biểu ở phần Phụ lục cũng góp phần làm sáng tỏ thêm cho việc dịch thuật, hiểu biết ý nghĩa vốn có của văn bia.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Phục dựng chùa – tháp - lễ hội của Phật giáo Việt Nam.
- Làm tham chiếu để nghiên cứu tư tưởng Phật giáo trong các tài liệu Hán Nôm Việt Nam.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tiếp tục nghiên cứu các yếu tố văn hóa tư tưởng Phật giáo trong toàn bộ hệ thống văn bia Hán Nôm
14. Các công trình đã công bố có liên quan tới luận án:
1. Mai Thị Thơm (2009), Hoa nghiêm – Suối nguồn văn hóa Phật giáo thời Trần, NXB Phương Đông.
2. Mai Thị Thơm (2009), “Chuông thời Lý - Trần”, Tạp chí Xưa &Nay (331), tr.32-35.
3. Mai Thị Thơm (2009), “Nét đẹp trong lễ hội Phật giáo thời Lý - Trần”, Tạp chí Xưa &Nay (342), tr.24-27.
4. Mai Thị Thơm (2009), “Nét đẹp trong lễ hội Phật giáo thời Lý - Trần”, Tạp chí Xưa &Nay (343), tr.26-27.
5. Mai Thị Thơm (2013), “Một tiếng hú dài lạnh đất trời”, Tạp chí Xưa &Nay (419-420), tr.48-51.
6. Mai Thị Thơm (2014), “Tinh thần gia phong của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần”, Tạp chí nghiên cứu Phật học (5), tr.10-13.
7. Mai Thị Thơm (2015), “Vài nét về dấu ấn của kinh Pháp Hoa trong văn bia Lý-Trần”, Tạp chí Hán Nôm (3), tr.36-44.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|