1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Ngọc Liên
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 14/06/1977
4. Nơi sinh: Hải phòng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4153/ QĐSĐH - ĐHQGHN ngày 15 tháng 7 năm 2008
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn 1 năm và tạm ngừng 1 năm
7. Tên đề tài luận án: Characters’ discourse in noted American and Vietnamese short stories of the early 20th century (Diễn ngôn nhân vật trong một số truyện ngắn nổi tiếng Việt nam và Mỹ đầu thế kỷ 20)
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh
9. Mã số: 62 22 15 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thơm
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án nhận diện, so sánh và đối chiếu cấu trúc và chức năng của diễn ngôn nhân vật (DNNV) trong một số truyện ngắn nổi tiếng Việt nam và Mĩ đầu thế kỷ 20. Nghiên cứu dựa trên khung lý thuyết kết hợp giữa phân tích hội thoại và dụng học. Trong khi phân tích hội thoại giúp tác giả nhận diện cấu trúc tổng thể và chức năng của DNNV thông qua phân tích cách thức các nhân vật thực hiện tương tác lượt lời, đường hướng dụng học với sự quy chiếu diễn ngôn qua nguyên lý cộng tác của Grice (the cooperative principle) giúp tác giả phát hiện những đặc điểm cấu trúc và chức năng của DNNV qua các hàm ý hội thoại.
Số liệu nghiên cứu lấy từ 400 truyện ngắn được lựa chọn ngẫu nhiên của các tác giả nổi tiếng Việt nam và Mĩ đầu thế kỷ 20. Phân tích số liệu được tiến hành theo hai bước: (i) sau khi DNNV được xác định và nhận diện, các thành phần của nó gồm mở thoại, thân thoại và kết thoại được miêu tả, phân tích, lý giải, và tổng hợp nhằm tìm ra cấu trúc và chức năng điển hình của DNNV; (ii) DNNV được phân tích để xác định các phát ngôn vi phạm phương châm hội thoại. Những trường hợp vi phạm được miêu tả, lý giải và tổng hợp giúp phát hiện cấu trúc điển hình và những chức năng hàm ẩn trong DNNV. Kết thúc hai giai đoạn này, cấu trúc và chức năng của DNNV trong truyện ngắn Việt nam và Mĩ được so sánh đối chiếu để tìm ra các đặc điểm giống và khác nhau.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thứ nhất cấu trúc DNNV có cấu trúc tổng thể giống như diễn ngôn hội thoại tự nhiên với ba phần: mở thoại, thân thoại và kết thoại. Tuy nhiên với đặc trưng của DNNV, phần mở thoại và kết thoại thường bị lược bỏ với tần suất cao chủ yếu do sự tác động từ yếu tố ngữ cảnh giao tiếp. Thứ hai, mặc dù cấu trúc của DNNV trong truyện ngắn Việt và Mĩ khá tương đồng, tần suất xuất hiện, cách hình thành và chức năng của chúng có nhiều điểm khác biệt. Đây là kết quả phản ánh tác động của ngữ cảnh giao tiếp và sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa xã hội lên tương tác nhân vật. Thứ ba, cả nhân vật trong truyện ngắn Việt nam và Mĩ đều thường xuyên vi phạm các phương châm hội thoại, sử dụng nhiều đặc điểm ngôn ngữ tương đồng khi phá vỡ nguyên tắc cộng tác của Grice, mặc dù vậy cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ cụ thể, tuần suất, và ý nghĩa hàm ẩn của những cấu trúc này không hoàn toàn giống nhau. Thứ tư, DNNV trong truyện ngắn Việt nam và Mĩ có các chức năng giao tiếp chung, tuy nhiên việc hiện thực các chức năng trong quá trình tương tác này không hoàn toàn giống nhau do sự khác biệt giữa hai nền văn hóa.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu từ luận án góp phần đa dạng hóa cách thức giảng dạy văn học Mĩ tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam bằng cách dịch chuyển từ phương pháp truyền thống sang cách thức giảng dạy các tác phẩm văn học như những diễn ngôn. Thứ hai, việc kết hợp hai đường hướng phân tích hội thoại và dụng học trong phân tích tác phẩm văn học đóng góp thêm cho thực tiễn giảng dạy phân tích diễn ngôn tại Việt nam, làm thay đổi quan điểm cho rằng phân tích hội thoại và dụng học thường được sử dụng cho các diễn ngôn lời nói tự nhiên. Thứ ba, kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng hiệu quả trong công tác dịch thuật đặc biệt dịch thuật hội thoại trong văn học, trong đó người dịch cần quan tâm đến sự khác biệt về hình thức và chức năng của hội thoại nhằm tìm được khái niệm tương đương thích hợp nhất giữa ngôn ngữ đích và ngôn ngữ nguồn.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nếu có thể, luận án sẽ chuyên sâu hơm về hướng nghiêu cứu tác động của các yếu tố văn hóa trong cấu trúc và chức năng diễn ngôn nhân vật.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Trần Thị Ngọc Liên. (2011). Tính bất thường trọng lời nói lịch sự thể hiện qua ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Việt – Mĩ. Kỷ yếu hội thảo Ngữ học toàn quốc 2011. Pp.750-761
2. Trần Thị Ngọc Liên. (2012). Nhận diện xã hội qua ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Việt – Mĩ. Tạp chí Ngôn ngữ đời sống, 3 (197). Pp12-19
3. Trần Thị Ngọc Liên. (2013). Teaching American Literature at tertiary level in Vietnam – A discourse-based approach. Journal of Science – Hue University, T80, S.2. Pp80
4. Trần Thị Ngọc Liên. (2014). Discourse-based syllabus for teaching literature to EFL learners in Vietnam. Indonesian Journal of Applied Linguistics, vol.3, no2. Pp265-275
5. Trần Thị Ngọc Liên. (2015). Đặc điểm của diễn ngôn mở thoại trong hội thoại nhân vật (trên ngữ liệu truyện ngắn hiện đại của Việt nam và Mỹ). Ngôn ngữ, vol.11. Pp55-71
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|