Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ Việt Nam học đợt 1 năm 2017
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) trân trọng thông báo tổ chức tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ Việt Nam học đợt 1 năm 2017 như sau:

 

1. Chỉ tiêu tuyển sinh:    06 chỉ tiêu

 

2. Điều kiện dự tuyển 

2.1. Đối tượng dự tuyển

2.1.1. Điều kiện dự tuyển đối với thí sinh là người Việt Nam

a) Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Đáp ứng một trong các điều kiện về văn bằng và công trình đã công bố như sau:

- Có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng hoặc phù hợp hoặc gần chuyên ngành đăng kí dự tuyển (chuyên ngành Việt Nam học);

- Có ít nhất một bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi. Nội dung các bài báo phải phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự tuyển và được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín cấp quốc gia, quốc tế hoặc trong tuyển tập công trình (có phản biện) của Hội nghị khoa học cấp quốc gia, quốc tế được xuất bản chính thức, có số ISSN;

c) Thí sinh cần có ít nhất hai năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực của chuyên ngành đăng kí dự thi (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học);

d) Được ít nhất hai nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ cùng chuyên ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu, trong đó có một nhà khoa học nhận hướng dẫn luận án giới thiệu. Trong thư giới thiệu cần có nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của thí sinh dự tuyển;

e) Có bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ về lí do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, lí do lựa chọn cơ sở đào tạo, mục tiêu nghiên cứu, kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn mà thí sinh đã chuẩn bị và dự kiến kế hoạch hoạt động khoa học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ; đề xuất người hướng dẫn; đề cương nghiên cứu sơ bộ.

g) Có đủ sức khỏe để học tập, nghiên cứu theo xác nhận của các tổ chức y tế có thẩm quyền;

h) Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của đơn vị đào tạo.

2.1.2. Điều kiện dự tuyển đối với thí sinh là người nước ngoài

a) Tốt nghiệp trình độ thạc sĩ chuyên ngành đúng hoặc phù hợp hoặc gần với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ đăng kí dự tuyển, hoặc đáp ứng các yêu cầu theo quy định đặc thù của chuyên ngành đào tạo Việt Nam học;

b) Có đủ trình độ tiếng Việt đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu của chương trình đào tạo. Cụ thể người dự tuyển cần đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

-  Có chứng chỉ xác nhận trình độ tiếng Việt tương đương bậc 4/6 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN hoặc các đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép cấp;

- Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ ngành tiếng Việt tại nước ngoài;

- Có chứng nhận hoàn thành khóa dự bị tiếng Việt do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN hoặc các đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo dự bị tiếng Việt tổ chức;

- Có bằng tốt nghiệp chương trình thạc sĩ mà ngôn ngữ sử dụng trong học tập là tiếng Việt;

Người dự tuyển chưa có minh chứng về trình độ tiếng Việt phải tham dự kiểm tra trình độ tiếng Việt trước khi được xem xét tiếp nhận vào học. Việc kiểm tra do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN tổ chức thực hiện;

c) Có bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ về lí do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, lí do lựa chọn cơ sở đào tạo, mục tiêu nghiên cứu, kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn mà thí sinh đã chuẩn bị và dự kiến kế hoạch hoạt động khoa học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ; đề xuất người hướng dẫn; đề cương nghiên cứu sơ bộ.

d) Được ít nhất 2 nhà khoa học (ít nhất có 1 người Việt Nam) cùng chuyên ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu giới thiệu, trong đó có một nhà khoa học nhận hướng dẫn luận án giới thiệu;

e) Có đủ sức khoẻ để học tập, nghiên cứu theo xác nhận của các tổ chức y tế có thẩm quyền;

g) Có minh chứng về khả năng đảm bảo tài chính để học tập, nghiên cứu và sinh hoạt.

h) Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của đơn vị đào tạo.

2.1.3. Danh mục các chuyên ngành đúng, phù hợp và chuyên ngành gần

- Danh mục các chuyên ngành đúng, phù hợp: Việt Nam học, Đông Nam Á học.

- Danh mục các chuyên ngành gần: Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Ngôn ngữ học, Địa lý học, Du lịch học, Xã hội học, Báo chí học, Văn học Việt Nam, Văn hóa học, Dân tộc học, Khoa học bền vững.

3. Hình thức tuyển sinh

3.1. Đánh giá hồ sơ chuyên môn theo quy định của ĐHQGHN

Thời gian:

Môn thi

Thời gian

Đánh giá hồ sơ chuyên môn

Từ ngày 25/04/2017 đến ngày 09/05/2017

3.2. Yêu cầu về ngoại ngữ đối với người dự tuyển là người Việt Nam:

Người dự tuyển phải có một trong các chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ tiếng Anh sau đây:

- Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Phụ lục 1 – ban hành kèm theo công văn số 224/HD-ĐHQGHN ngày 18 tháng 01 năm 2017 của Đại học Quốc gia Hà Nội), trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự tuyển được cấp bởi cơ sở được ĐHQGHN công nhận (Phụ lục 2 – ban hành kèm theo công văn số 224/HD-ĐHQGHN ngày 18 tháng 01 năm 2017 của Đại học Quốc gia Hà Nội);

 

Bảng tham chiếu quy đổi chứng chỉ Ngoại ngữ (tiếng Anh) tương đương cấp độ 3/6 khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc

Khung năng lực ngoại ngữ VN

IELTS

TOEFL

TOEIC

Cambridge

Exam

BEC

BULATS

CEFR

Cấp độ 3

4.5

450 ITP

133 CBT

45 iBT

450

PET

Preliminary

40

B1

(Các điểm số nêu trên là điểm tối thiểu cần đạt được)

Danh sách các cơ sở cấp chứng chỉ Ngoại ngữ được công nhận trong tuyển sinh sau đại học tại ĐHQGHN

Chứng chỉ B1 (tiếng Anh)

STT

Cơ sở đào tạo

1

Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN

2

Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng

3

Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế

4

Trường ĐH SP TP Hồ Chí Minh

5

Trường Đại học Hà Nội

 

Các chứng chỉ tiếng Anh

STT

Cơ sở cấp chứng chỉ

Các chứng chỉ được công nhận

IELTS

TOEFL

TOEIC

Cambridge

Exam

PET

BEC

Preliminary

BULATS

1

Educational

Testing Service (ETS)

 

 

 

 

2

British Council (BC)

 

 

 

 

 

3

International

Development

Program (IDP)

 

 

 

 

 

4

Cambridge ESOL

 

 

 

- Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài;

- Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ.

4. Hồ sơ tuyển sinh

4.1. Đăng ký dự tuyển

Thí sinh truy cập vào cổng đăng ký tuyển sinh của ĐHQGHN tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn để khai báo các thông tin cơ bản theo hướng dẫn, đồng thời nộp bản cứng hồ sơ theo quy định (nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện). Thời gian khai báo thông tin trực tuyến và nhận hồ sơ (nếu hồ sơ chuyển qua đường bưu điện sẽ tính theo dấu bưu điện): từ 8h00 ngày 27/03/2017 đến 17h00 ngày 09/04/2017.

4.2. Hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh gồm có:

- Đơn đăng ký dự thi (theo mẫu); 

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú;

- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe học tập của bệnh viện đa khoa (trong thời hạn 6 tháng tính đến ngày đăng ký dự tuyển);

- Bản sao (có chứng thực) văn bằng đại học và bảng điểm đại học;

- Bản sao bằng và bảng điểm thạc sĩ (có chứng thực);

- Công văn cử đi thi của cơ quan; Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm (nếu là cán bộ nhà nước) hoặc hợp đồng lao động dài hạn và giấy chứng nhận thâm niên công tác;

- Bài luận về dự định nghiên cứu: cần trình bày rõ ràng về lí do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, lí do lựa chọn cơ sở đào tạo, mục tiêu nghiên cứu, kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo. Bài luận cũng cần nêu những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn mà thí sinh đã chuẩn bị và dự kiến kế hoạch hoạt động khoa học của thí sinh sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ; đề xuất người hướng dẫn; đề cương nghiên cứu sơ bộ.

- Lý lịch khoa học (theo mẫu) và bản sao các công trình nghiên cứu đã công bố gồm: trang bìa, trang mục lục và toàn bộ bài nghiên cứu, có bảng kê khai danh mục ở trang sau bìa lót;

- Hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học GS, PGS hoặc

học vị TSKH, TS cùng chuyên ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu, trong đó có một nhà nhà khoa học sẽ nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án.

- 03 phong bì dán tem và ghi rõ địa chỉ liên hệ của thí sinh

- 04 ảnh 3*4 (ghi tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh sau ảnh)

4.3. Phát hành và nhận hồ sơ

Thời gian phát hành hồ sơ: từ 01/03/2017 đến hết 04/04/2017  

Thời gian nhận hồ sơ: từ 06/03/2017 đến hết 09/04/2017  

5. Thời gian công bố kết quả tuyển chọn và thời gian nhập học

5.1. Thời gian công bố kết quả thi: Trước 12/05/2017

5.2. Thời gian triệu tập thí sinh trúng tuyển: Trước 15/06/2017

6. Danh mục các định hướng đào tạo nghiên cứu sinh chuyên ngành Việt Nam học

STT

CÁC ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

CÁN BỘ THAM GIA HƯỚNG DẪN

1

1. Quá trình dân tộc và bản sắc văn hóa Việt Nam

1.1. Những vấn đề lịch sử và quan hệ dân tộc trong lịch sử

1.2. Các vấn đề về chủ quyền và lợi ích quốc gia

1.3. Tương tác văn hóa và giao lưu văn hóa

1.4. Các vấn đề về tộc người, tôn giáo, tín ngưỡng và ngôn ngữ

 

GS.TSKH. Vũ Minh Giang

GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc

GS.TS. Đỗ Quang Hưng

GS.TS. Trần Ngọc Vương

GS.TS. Phạm Hồng Tung

PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Thanh

PGS.TS. Vũ Văn Quân

PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng

PGS.TS. Nguyễn Đình Lê

GS.TS. Trần Nho Thìn

PGS.TS. Trịnh Cẩm Lan

PGS.TS. Phạm Văn Lợi

2

2. Không gian văn hóa – không gian phát triển

2.1. Đặc trưng của các không gian văn hóa – không gian phát triển

2.2. Nguồn lực và quản trị, phát huy các nguồn lực trong phát triển vùng

2.3. Con đường phát triển bền vững của Việt Nam: Lý luận và thực tiễn

GS.TSKH. Trương Quang Học

GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc

GS.TS. Trương Quang Hải

GS.TS. Ngô Đức Thịnh

GS.TS. Phạm Hồng Tung

PGS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung

PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Thanh

PGS.TS. Trần Thúy Anh

3

3. Việt Nam đương đại: đổi mới và hội nhập

3.1. Mô hình và thực tiễn phát triển của khu vực nông thôn, miền núi

3.2 Mô hình và thực tiễn phát triển của khu vực thành thị

3.3. Các quá trình biến đổi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3.4. Sinh kế và phát triển cộng đồng

GS.TSKH. Trương Quang Học

GS.TS. Trương Quang Hải

GS.TS. Đỗ Thị Minh Đức

PGS.TS. Trần Đức Thanh

TS. Vũ Kim Chi

TS. Trần Thanh Hà

PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp

 

4

4. Việt Nam trong thế giới toàn cầu hóa

4.1. Việt Nam trong các tương tác liên dân tộc và xuyên quốc gia

4.2. Các tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam

4.3. Người Việt Nam ở nước ngoài và vấn đề quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa VN ở nước ngoài

4.4. Người nước ngoài ở VN và các quá trình liên văn hóa

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc

GS. Vũ Dương Ninh

PGS.TS Phạm Quang Minh

PGS.TS Phan Phương Thảo

PGS.TS Hoàng Anh Tuấn

TS. Lê Đình Tân

7. Học phí

- Học phí: Theo quy định chung của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Địa chỉ nhận hồ sơ:

Phòng Khoa học công nghệ và Đào tạo, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN. Địa chỉ: Phòng 102, Tầng 1, nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam .

Tel: (04) 35577203

Fax: (04) 35589073

Email: daotao.ivides@vnu.edu.vn

Mọi chi tiết xin tham khảo trên website: www.ivides.vnu.edu.vn

 Thu Hà - VNU-IVIDES
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   |