1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hồ Viết Hoàng
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 14/07/2083
4. Nơi sinh: Quảng Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4642/QĐ-ĐHQGHN ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định về việc đổi tên đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh số 417/QĐ-VNH ngày 01 tháng 12 năm 2016 của Viện Việt Nam học, từ tên đề tài cũ “Rừng tâm linh của người Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế” sang tên đề tài mới “Krung điêng của người Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế”.
7. Tên đề tài luận án: Krung điêng của người Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế
8. Chuyên ngành: Việt Nam học
9. Mã số: 62 22 01 13
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Ngô Đức Thịnh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án là công trình khoa học nghiên cứu toàn diện, hệ thống trên cơ sở tiếp cận liên ngành của Khu vực học về vấn đề rừng tâm linh nói chung và krung điêng của người Cơ Tu nói riêng.
- Luận án đã tổng quan được tình hình nghiên cứu krung điêng ở cả Việt Nam và nước ngoài về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án.
- Luận án đã làm rõ được hệ thống khái niệm và cách tiếp cận trong nghiên cứu về vấn đề krung điêng của người Cơ Tu.
- Luận án làm rõ được những chiều cạnh khác nhau về krung điêng của người Cơ Tu trong truyền thống cũng như hiện đại, đặt trong không gian sinh thái - tộc người Cơ Tu.
- Luận án đã phân tích các đặc trưng, giá trị, vai trò của krung điêng truyền thống và phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân của sự biến đổi các krung điêng hiện nay dưới góc nhìn đa chiều.
- Luận án đã đề xuất được hệ thống giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị tích cực của krung điêng trong quá trình phát triển bền vững tài nguyên rừng nói chung và krung điêng nói riêng của người Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Luận án đã giải quyết và làm sáng tỏ vai trò, vị thế của cộng đồng Cơ Tu cũng như việc cần thiết phải vận dụng các giá trị tích cực của krung điêng truyền thống trong bảo vệ, quản lý, sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên rừng hiện nay;
- Những nhận xét, bàn luận và khuyến nghị của luận án sẽ góp phần giúp cho cơ quan chức năng, những người làm luật pháp có cái nhìn khách quan, phù hợp (để hoàn thiện luật đất đai; xây dựng cơ chế quản lý tài nguyên dùng chung, tài nguyên đất công cũng như chính sách giao đất, giao rừng) trong việc khẳng định địa vị pháp lý của cộng đồng bản địa (làng) và các krung điêng truyền thống nhằm đưa ra chiến lược phát triển bền vững cho các dân tộc thiểu số miền núi nước ta nói chung và người Cơ Tu nói riêng;
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các cơ quan soạn thảo và thẩm định văn bản pháp luật, các sinh viên và học viên cao học thuộc chuyên ngành khoa học xã hội và những ai quan tâm đến vấn đề này.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu về rừng cộng đồng và vai trò của cộng đồng trong quản lý rừng
- Nghiên cứu về rừng tâm linh và tâm linh rừng
- Nghiên cứu về krung điêng trong nhiều vùng sinh thái - tộc người khác nhau
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án (liệt kê theo trình tự thời gian):
[1]. Hồ Viết Hoàng (2010), Lễ hội đâm trâu của các tộc người thiểu số ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở trường Đại học Ngoại ngữ Huế.
[2]. Hồ Viết Hoàng (2011), Rừng thiêng của người Cơ tu, Tà ôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở trường Đại học Ngoại ngữ Huế.
[3]. Nguyễn Xuân Hồng, Hồ Viết Hoàng (2011), “Hình thái hưởng dụng đất công đặc thù của người Cơ tu, Tà ôi ở Thừa Thiên Huế: Rừng tâm linh”, Tạp chí khoa học xã hội miền Trung, (3), tr. 14 - 24.
[4]. Hồ Viết Hoàng, Trần Mai Phượng (2012), “Rừng tâm linh của các dân tộc thiểu số phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế”, Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học lần thứ IV, Hà Nội.
[5]. Hồ Viết Hoàng (2014), “Nâng quyền cho cộng đồng thiểu số trong xây dựng rừng cộng đồng: trở lại những giá trị rừng tâm linh truyền thống”, Hội thảo Nghiên cứu cùng cộng đồng: Ứng dụng nhân học trong phát triển ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam, Hà Nội.
[6]. Hồ Viết Hoàng (2015), “Vai trò của rừng tâm linh trong quản lý, sử dụng đất công ở người Cơ tu, Tà ôi tỉnh Thừa Thiên Huế”, Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam học: những phương diện văn hóa truyền thống, tập 1, Hà Nội, tr. 101 - 111.
[7]. Hồ Viết Hoàng (2016), “Văn hóa ứng xử đối với rừng tâm linh của người Cơ tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, tập 115, (1), tr.79 - 89.
[8]. Hồ Viết Hoàng (2016), “Cách thức quản lý rừng tâm linh của người Cơ tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí văn hóa học, (1/23), tr. 39 - 49.
[9]. Hồ Viết Hoàng (2016), “Kinh nghiệm trong quản lý rừng tự nhiên của cộng đồng dân tộc thiểu số: câu chuyện về rừng tâm linh của người Cơ tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, (2), tr. 34 - 39.
[10]. Hồ Viết Hoàng (2016), “Nâng quyền cho các dân tộc thiểu số trong quản lý rừng cộng đồng: những giá trị rừng tâm linh truyền thống”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Trường Đại học Khoa học Huế, tập 4, (2), tr. 51 - 63.
[11]. Hồ Viết Hoàng (2016), “Văn hóa ứng xử đối với rừng tâm linh của người Cơ tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu.
|