1. Họ và tên nghiên cứu sinh: DƯƠNG XUÂN QUANG
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 11/11/1989
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/11/2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Chỉnh sửa tên đề tài luận án theo Quyết định số 3271/QĐ-XHNV ngày 03/10/2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Tên cũ: Biến thể cú pháp của câu tiếng Việt từ bình diện cấu trúc - chức năng
7. Tên luận án: Biến thể cú pháp của câu đơn tiếng Việt từ bình diện cấu trúc - chức năng
8. Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
9. Mã số: 62 22 01 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hồng Cổn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã xác lập được bộ tiêu chí nhận diện biến thể cú pháp của câu tiếng Việt, góp phần phác họa một bức tranh toàn diện hơn về câu tiếng Việt từ góc nhìn hoạt động của ngôn ngữ. Biến thể cú pháp của câu là những phát ngôn có chung một cấu trúc cú pháp và cùng biểu hiện một sự tình nhưng khác nhau về hình thức biểu hiện bề mặt và chức năng dụng học.
Luận án phân loại và miêu tả cấu trúc hình thức của ba loại biến thể cú pháp của câu đơn tiếng Việt: biến thể cú pháp trật tự thành tố, biến thể cú pháp tỉnh lược thành tố và biến thể cú pháp thêm tác tử nhấn mạnh. Nhìn từ bình diện cấu trúc, các biến thể cú pháp của một câu đơn được phân biệt dựa theo sự khác biệt về trật tự thành tố, sự hiện diện hay khiếm diện của các thành tố và sự bổ sung hay không của các từ ngữ nhấn mạnh.
Luận án cũng phân tích ngữ cảnh sử dụng và lý giải chức năng như là động lực dụng học quan trọng hình thành các biến thể cú pháp. Xem xét từ góc độ chức năng, các biến thể cú pháp đảm nhiệm các chức năng cụ thể như nhấn mạnh thông tin quan yếu, duy trì mạch lạc trong chuỗi phát ngôn, biểu lộ thái độ người nói, v.v.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án về biến thể cú pháp của câu đơn, từ cả hai bình diện cấu trúc và chức năng có thể được sử dụng để biên soạn các tài liệu phục vụ nghiên cứu như các chuyên luận về cú pháp tiếng Việt và giảng dạy như sách giáo khoa tiếng Việt, sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Các biến thể trong ngôn ngữ;
- Một số vấn đề của ngữ pháp và ngữ nghĩa tiếng Việt;
- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
1. Dương Xuân Quang (2014), “Những đặc trưng quan yếu của biến thể cú pháp câu tiếng Việt”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư (3), tr.16-22.
2. Dương Xuân Quang (2016), “Phát ngôn – biến thể cú pháp của Câu”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (2), tr. 56-62.
3. Dương Xuân Quang (2016), “Về đơn vị ngôn ngữ và các biến thể của chúng”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư (2), tr.17-33.
4. Dương Xuân Quang (2016), “Biến thể cú pháp thay đổi trật tự thành phần với sự trong sáng của tiếng Việt”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường” (ISBN 978-604-88-2843-1), Nxb Dân trí, Hà Nội, tr. 1049-1056.
5. Dương Xuân Quang (2016), “Câu và biến thể phát ngôn với mô hình ba bình diện của Kí hiệu học”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia “Kí hiệu học – Từ lí thuyết đến ứng dụng trong nghiên cứu và dạy học ngữ văn” (ISBN 978-604-0-09502-2), Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.87-94.
6. Dương Xuân Quang (2016), “Về chức năng biểu thái của các biến thể cú pháp câu tiếng Việt”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” (ISBN 978-604-62-6689-1), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr.434-442.
7. Dương Xuân Quang (2017), “Về các biến thể cú pháp thêm xen trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (1), tr.45-52.
|