Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trịnh Thị Thắm
Tên đề tài luận án: Đánh giá mức độ tồn lưu của một số hợp chất OCPs, PCBs và PBDEs tại các vùng ven biển miền trung Việt Nam

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trịnh Thị Thắm                 

2.Giới tính:  Nữ

3. Ngày sinh:     22/4/1982                                                        

4. Nơi sinh:  Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 4050/QĐ-KHTN-CTSV ngày 19/9/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội     

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

7. Tên đề tài luận án: Đánh giá mức độ tồn lưu của một số hợp chất OCPs, PCBs và PBDEs tại các vùng ven biển miền trung Việt Nam

8. Chuyên ngành:  Hóa hữu cơ                                      

9. Mã số: 62440114

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:           Hướng dẫn chính: PGS.TS Từ Bình Minh           

                                                            Hướng dẫn phụ: GS.TSKH Nguyễn Đức Huệ

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Đã xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp xử lý mẫu phân tích đồng thời 03 nhóm chất POPs nghiên cứu là OCPs, PCBs và PBDEs trong mẫu trầm tích và mẫu sinh học

- Đã ứng dụng phương pháp đo đồng vị 210Pb của các lát cắt cột trầm tích để tính toán tốc độ tích tụ trầm tích và xác định tuổi trầm tích của các lát cắt. Đã kết hợp phương pháp phân tích đồng vị phóng xạ và phương pháp hóa học để đánh giá đặc tính tích lũy, lịch sử ô nhiễm của các chất hữu cơ khó phân hủy tại khu vực ven biển miền Trung Việt Nam;

- Đã đánh giá một cách đồng độ mức độ tồn lưu của cả 03 nhóm chất OCPs, PCBs và PBDEs trong trầm tích tại 06 khu vực cửa sông ven biển từ Nghệ An đến Quảng Nam. Mức độ ô nhiễm OCPs và PCBs tại một số cửa sông - ven biển chính từ Nghệ An đến Quảng Nam tương ứng là 8,99 ÷19,8 ng/g và 19,7 ÷ 820 ng/g. Hàm lượng các PBDEs trung bình dao động trong khoảng 9,81 ÷ 45,1 ng/g.

- Đã đánh giá được khả năng tích lũy sinh học của 05 loài nhuyễn thể  hai mảnh vỏ được coi là chỉ thị môi trường trên pham vi rộng từ Nghệ An đến Quảng Nam. Hệ BAF và BSAF cao nhất đối với DDTs và Endosulfan, tương ứng là 1030 và 15. Trong số các loài, vẹm xanh có sự tích luỹ sinh học cao nhất đối với cả OCPs và PCBs.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Có thể áp dụng quy trình phân tích nghiên cứu cho các phòng thí nghiệm tại Việt Nam. Sử dụng bộ số liệu mức độ tồn lưu một số hợp chất hữu cơ khó phân hủy nghiên cứu làm cơ sở khoa học để các nhà quản lý môi trường đưa ra các giải pháp giảm thiểu và loại bỏ POPs.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

 - Đánh giá lịch sử ô nhiễm của các hợp chất hữu cơ bền vững mới khác trong trầm tích cột tại khu vực nghiên cứu và các khu vực khác

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Lê Thị Trinh, Trịnh Thị Thắm, Trịnh Thị Thủy (2015), “Đánh giá hàm lượng của một số thuốc trừ sâu cơ clo trong nước và trầm tích tại cửa sông Hàn, Đà Nẵng”, Tạp chí phân tích hóa, lý và sinh học Tập 20 (4/2015), Tr. 128

[2] Lê Thị Trinh, Trịnh Thị Thắm, Từ Bình Minh (2015), “Đánh giá mức độ tích lũy của các chất polyclo biphenyl trong nước và trầm tích tại Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí phân tích hóa, lý và sinh học Tập 20 (4/2015), Tr. 143

[3] Pham Thi Ngoc Mai, Nguyen Van Thuong, Trinh Thi Tham, Nguyen Khanh Hoang, Hoang Quoc Anh, Tran Manh Tri, Le Si Hung, Dao Thi Nhung, Vu Duc Nam, Nguyen Thi Minh Hue, Nguyen Thi Anh Huong, Duong Hong Anh, Nguyen Hung Minh, Tu Binh Minh (2015), “Distribution, accumulation profile, and risk assessment of polybrominateddiphenyl ether in sediment from lake and river systems in Hanoi Metropolitan Area, Vietnam”, Environmental Science and Pollution Research, pp. 1-10

[4] Trịnh Thị Thắm, Trần Mạnh Trí, Hoàng Quốc Anh, Trần Đăng Quy, Đặng Văn Đoàn, Nguyễn Đức Huệ, Từ Bình Minh (2016), “Mức độ ô nhiễm và sự phân bố của một số hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ trong trầm tích tại vùng biển ngoài khơi từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế, Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 32 (3), Tr. 6-11

[5] Trịnh Thị Thắm, Trần Mạnh Trí, Hoàng Quốc Anh, Trần Đăng Quy, Trần Thị Liễu, Nguyễn Thanh Lợi, Nguyễn Đức Huệ, Từ Bình Minh (2016), “Đánh giá mức độ ô nhiễm của các chất Polyclobiphenyl (PCBs) trong trầm tích tại vùng biển ngoài khơi từ Nghệ An đến Thừa Thiên – Huế, Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 32 (3), Tr. 240-244

[6] Trịnh Thị Thắm, Lê Thị Trinh, Nguyễn Đức Huệ, Từ Bình Minh, Nguyễn Thị Thùy (2016), “Đánh giá mức độ tồn lưu Polyclo Biphenyl trong nước và trầm tích tại cửa Sông Hàn, Thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 32 (4), Tr. 1-6

[7] Tran Manh Tri, Hoang Quoc Anh, Trinh Thi Tham, Tran Van Quy, Masafumi Nakamura, Masayo Nishida, Yasuaki Maeda, Nguyen Quang Long, Luu Van Boi, Tu Binh Minh (2016),Distribution and Depth Profiles of Polychlorinated Dibenzo-p-Dioxins, Polychlorinated Dibenzofurans, and Polychlorinated Biphenyls in Sediment Collected from Offshore Waters of Central Vietnam”, Marine Pollution Bulletin 106, pp. 341-346

[8] Trịnh Thị Thắm, Lê Thị Trinh, Nguyễn Đức Huệ, Từ Bình Minh (2017), “Đánh giá sự tích lũy sinh học của hóa chất bảo vệ thực vật họ clo hữu cơ trong một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại vùng ven biển miền Trung”, Tạp chí Hóa học (Số 2e55), Tr. 16-21.

 Quốc Lợi - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   |