1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN PHƯỢNG ANH
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 12/07/1982
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4023 /QĐ -ĐT ngày 27 tháng 11 năm 2012 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định số 261/QĐ-VNH, ngày 16/11/2015 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển về việc gia hạn đào tạo và bảo vệ luận án cho nghiên cứu sinh
- Quyết định về việc chuyển chương trình đào tạo từ Chương trình đào tạo tiến sĩ Việt Nam học đạt chuẩn quốc tế sang chương trình tiến sĩ Việt Nam học hệ chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội theo Quyết định số 175/QĐ-VNH, ngày 10/5/2016 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển;
7. Tên đề tài luận án: Văn hoá Xứ Đoài (Qua địa danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì, Hà Nội)
8. Chuyên ngành: Việt Nam học
9. Mã số: 62 22 01 13
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: GS.TS Trần Nho Thìn
Hướng dẫn 2: PGS.TS Trịnh Cẩm Lan
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Dựa trên cứ liệu là hệ thống địa danh của hai huyện Ba Vì và Thạch Thất, Hà Nội, ứng dụng hướng tiếp cận khu vực học và bằng phương pháp liên ngành, luận án đã đạt được các kết quả sau:
- Mô tả và phân tích quá trình khai phá Xứ Đoài từ khi những người Việt cổ thiên di từ từ vùng núi đồi phía tây bắc xuống châu thổ phía đông nam;.
- Mô tả không gian tự nhiên của Xứ Đoài với các tính chất của núi thấp, gò đồi, đồng bằng trong đê và các bãi bồi ngoài đê. Tỉ lệ chuyển hóa giữa các lớp địa danh cho thấy người Xứ Đoài cư trú chủ yếu ở các đồng bằng, bãi bồi – nơi dễ canh tác, sản xuất theo tập quán truyền thống của nông dân đồng bằng châu thổ sông Hồng;
- Phân tích kết cấu của không gian sản xuất, không gian sinh hoạt và những quan điểm chính trị, nguyện vọng của cư dân Xứ Đoài.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Góp phần nhận diện không gian văn hóa của Xứ Đoài. Các giá trị văn hóa truyền thống chồng lấp sau mỗi đơn vị địa danh sẽ được bộc lộ thông qua quá trình phân tích hệ thống các lớp tên gọi của vùng.
- Luận án là nguồn tư liệu đáng tin cậy cho các sở, ban, ngành liên quan đến việc quản lý, hoạch định chính sách về đặt tên, đổi tên và khai thác các giá trị văn hoá truyền thống của Xứ Đoài
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tái dựng không gian làng Xứ Đoài qua các vi địa danh chỉ nơi cư trú nhỏ.
- Sử dụng địa danh truyền thống như một thương hiệu trong nền kinh tế thị trường
- Phục nguyên lớp địa danh Xứ Đoài cổ ở lưu vực sông Tích
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án (liệt kê theo trình tự thời gian):
1. Nguyễn Phượng Anh (2012), "Tên gọi Xứ Đoài với tư cách là một địa danh", Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư (6), tr.68-73
2. Nguyễn Phượng Anh, Phạm Hà Nam (2014), "Không gian văn hoá trong địa danh hành chính Bắc Kinh và Hà Nội", Kỉ yếu Hội thảo quốc tế nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ văn hoá Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 4, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.25-35
3. Nguyễn Phượng Anh (2016), “Địa danh hành chính và địa danh dân cư huyện Thạch Thất trong quá trình hội nhập và phát triển”, Tạp chí Quản lí nhà nước, Học viện HCQG (5), tr.85-88
4. Nguyễn Phượng Anh (2017), “Vị trí địa lý của Xứ Đoài từ hệ thống địa danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì” Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (1), tr.87-91
5. Nguyễn Phượng Anh (2017), "Không gian sống và tập quán sản xuất của người Xứ Đoài", Tạp chí Văn hoá nghệ thuật (398), tr.22-26
6. Nguyễn Phượng Anh (2017), “Biến đổi địa danh hành chính và địa danh dân cư tại huyên Thạch Thất và Ba Vì (Hà Nội), những vấn đề đặt ra trong quá trình hội nhập và phát triển” (2016), Hội thảo khoa học Nghiên cứu phát triển ở Việt Nam: những vấn đề lý luận, phương pháp và cách tiếp cận nghiên cứu, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, tr.271-282.
|