1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thủy
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 03/08/1987
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 4982/QĐ – ĐHKHTN ngày 27/11/2013
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có
7. Tên đề tài luận án: “Một số vấn đề về thông thoáng và chất lượng không khí trong môi trường ở và làm việc”.
8. Chuyên ngành: Cơ học chất lỏng
9. Mã số: 62 44 01 08
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS. TS Trần Văn Trản
Hướng dẫn phụ: TS Bùi Thanh Tú
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Trong trường hợp hai chiều, đã phát hiện ra các dạng chuyển động của dòng chảy bao gồm: chuyển động dừng, chuyển động tuần hoàn hay giả tuần hoàn.
- Đã chỉ ra một cách định lượng ảnh hưởng của hai loại điều kiện biên khác nhau đến hiệu quả thông thoáng.
- Trong trường hợp ba chiều, đã tìm ra các dạng dòng chảy như trong trường hợp hai chiều. Trong các công bố trước đây, các tác giả mới chỉ ra được sự tồn tại của dòng chảy dừng và tuần hoàn nhưng luận án đã phát hiện thêm được dòng chảy giả tuần hoàn.
- Đã tiến hành mô phỏng bài toán thông thoáng với các vị trí khác nhau của cửa hút – cửa xả để đánh giá hiệu quả của quá trình truyền tải nhiệt hoặc chất ô nhiễm trong miền hình hộp.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Các kết quả thu được của luận án khi áp dụng cho các không gian cụ thể có thể sử dụng để tham khảo trong thiết kế xây dựng các tòa nhà hoặc xí nghiệp.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Hoàn thiện các phần mềm được phát triển trong luận án để có tính linh hoạt hơn trong định hướng ứng dụng thực tiễn của các nội dung nghiên cứu.
- Phát triển mô hình gần hơn nữa với thực tế (có tính đến tính chất rối) khi dòng thông thoáng có lưu lượng lớn.
- Phát triển các phần mềm tương ứng có áp dụng kỹ thuật tính toán song song trên các hệ máy tính công suất lớn có thể được trang bị trong tương lai.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Trần Văn Trản, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Ngọc Thắng, Trần Thị Huyền Giang (2014), “Mô phỏng số bài toán thông thoáng”, Hội nghị khoa học Cơ học thủy khí toàn quốc, tr. 575-581.
[2] T. V. Tran and N. T. Thuy (2015), “The effect of boundary conditions on the efficiency of heat or contaminant removal from a ventilated room”, Vietnam Journal of Mechanics 37(2), pp. 133–144.
[3] T. V. Tran and N. T. Thuy (2015), “Some characteristics of the resultant air flow from motions induced by ventilation and heat source in a two – dimensional enclosure”, Vietnam Journal of Mechanics 37(3), pp. 177–186.
[4] Tran Van Tran, Nguyen Thi Thuy (2015), “The Interaction Between Ventilation and Natural Convection Flows in a Two-Dimensional Enclosure”, Proceedings of International Conference on Scientific Computing, CSC’15, Las Vegas, USA, pp. 213-218.
[5] Tran Van Tran, Nguyen Ngoc Thang, Nguyen Thi Thuy. (2016), “Contaminant spreading by natural convection in a box”, Vietnam Journal of Mechanics 38(2), pp. 141-152.
[6] Tran Van Tran, Nguyen Ngoc Thang, Nguyen Thi Thuy. (2016), “Effect of inlet-outlet location on heat and mass removal from a box heterogeneously heated from below”, IOSR Journal of Mechanical and Civil Engineering 13(4), pp. 16-26.
|