Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Hoài
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu thuật ngữ chỉ bệnh trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ HOÀI                     

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 28.3.1973                                                             

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu thuật ngữ chỉ bệnh trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt.

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu           

9. Mã số: 62 22 02 41

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Chính

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Thứ nhất, qua khảo sát 1949 thuật ngữ chỉ bệnh, luận án đã xác định: (1) Về mặt cấu tạo, thuật ngữ chỉ bệnh gồm hai loại là từ và ngữ, tuy nhiên do sự khác nhau về loại hình ngôn ngữ nên tỷ lệ thuật ngữ là từ và ngữ có sự khác biệt lớn giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Trong số 1949 đơn vị thuật ngữ được khảo sát, kết quả thu được trong tiếng Anh có 1341 (68,80%) đơn vị thuật ngữ là từ và 608 (31,20%) đơn vị thuật ngữ là ngữ, trong khi đó tiếng Việt chỉ có 115 (5,90%) đơn vị thuật ngữ là từ và 1089 (94,10%) đơn vị thuật ngữ là ngữ. (2) Về mô hình cấu tạo, luận án xác định được trong tiếng Anh có 8 mô hình cấu tạo và tiếng Việt có 11 mô hình cấu tạo. Trong cả hai ngôn ngữ, thuật ngữ chỉ bệnh đều có chung đặc điểm là có xu thế ngắn gọn, trong đó thuật ngữ 2 thành tố chiếm tỷ lệ nhiều nhất, và giảm dần đối với các thuật ngữ 3, 4 thành tố.

            Thứ hai, luận án nghiên cứu về đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ bệnh, kết quả thu được: thuật ngữ chỉ bệnh cơ bản được chia thành hai phạm trù nội dung ngữ nghĩa, đó là đặc trưng của bệnh và các đặc điểm cơ thể người. Trong đó đặc trưng của bệnh bao gồm 5 trường nghĩa là trạng thái bệnh, rối loạn về màu sắc, số lượng, thời gian và vị trí. Đặc điểm cơ thể người được chia thành 18 trường nghĩa dựa theo các đặc điểm giải phẫu trên cơ thể người.

            Thứ ba, đánh giá về vấn đề chuyển dịch, luận án thu được 4 mức độ tương tương. Tức là một thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh có thể có từ 1 đến 4 tương đương trong tiếng Việt. Trong đó tương đương 1:1 chiếm đa số (85,12%). Đối với thuật ngữ chỉ bệnh là từ viết tắt trong tiếng Anh được chuyển dịch sang tiếng Việt chủ yếu bằng cách giữ nguyên dạng hoặc sao phỏng. Từ đó, luận án đánh giá chung về thực trạng chuyển dịch thuật ngữ chỉ bệnh, đồng thời áp dụng lý thuyết chuẩn hóa để đề xuất chỉnh lý một số thuật ngữ chưa đạt yêu cầu trong tiếng Việt.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Kết quả thu được góp phần phục vụ cho công tác giảng dạy - học tập và nghiên cứu tiếng Anh chuyên ngành y, đồng thời xử lý các tài liệu y học tiếng Anh, biên soạn và chỉnh lý tài liệu giảng dạy.

13. Những nghiên cứu tiếp theo:

Luận án chủ yếu khảo sát, nghiên cứu về thuật ngữ chỉ bệnh trong phạm vi từ điển. Vì vậy, nghiên cứu tiếp theo sẽ hướng tới các thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản y học và trong giao tiếp của các nhân viên y tế.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1.   Nguyễn Thị Hoài (2016), “Sự hình thành, phát triển thuật ngữ y học và một số đặc điểm trong ngôn ngữ y học tiếng Anh”, Tạp chí Từ điển & Bách khoa thư (5), tr. 19-25.

2.   Nguyễn Thị Hoài (2016), “Lịch sử phát triển và con đường hình thành thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Việt”, Kỷ yếu hội thảo khoa học 2016 - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường, tr. 182-187.

3.   Nguyễn Thị Hoài (2017), “Một số vấn đề về chuyển dịch thuật ngữ chỉ bệnh Anh - Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống (2), tr. 52-55.

4.   Nguyễn Thị Hoài (2017), “Mối quan hệ giữa đối chiếu ngôn ngữ và dịch thuật ngữ chỉ bệnh Anh - Việt”, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư (2), tr. 35-43.

5.   Nguyễn Thị Hoài (2017), “Cấu tạo thuật ngữ chỉ bệnh trong tiếng Anh”, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư (4), tr. 1-4 (phần 1).

6.   Nguyễn Thị Hoài (2017), “Nghiên cứu cấu tạo thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Việt”, Hội thảo ngữ học toàn quốc - Ngôn ngữ ở Việt Nam - Hội nhập và phát triển, tr. 427-434.

 

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   |