1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Anh Tuấn
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 17/08/1971
4. Nơi sinh: Hưng Yên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 3035/QĐ-ĐHQGHN ngày 29/8/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật quốc tế và kinh nghiệm nước ngoài
8. Chuyên ngành: Luật Quốc tế
9. Mã số: 62 38 01 08
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Bá Diến
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Làm rõ hơn những vấn đề lý luận về cơ chế ISDS, trong đó tổng kết được nội dung các học thuyết hiện đại về vấn đề này và việc áp dụng chúng ở trên thế giới;
- Phát hiện và khái quát hóa về mô hình và sự vận động của cơ chế ISDS cũng như sự thay đổi của nó trong lịch sử;
- Phân tích, đánh giá pháp luật quốc tế về cơ chế ISDS và phát hiện xu hướng vận động của chúng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế;
- Phát triển thêm một bước trong việc nghiên cứu thực tiễn quốc tế phòng ngừa, giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài, làm nổi bật được kinh nghiệm về vấn đề này của các nước đang phát triển có điều kiện kinh tế - xã hội gần với Việt Nam;
- Tổng kết, so sánh pháp luật, thực tiễn Việt Nam với pháp luật, thực tiễn quốc tế. Trên cơ sở đó, đề xuất hoàn thiện pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về cơ chế phòng ngừa, giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Các kết quả của Luận án có tính ứng dụng cao trong việc hoàn thiện pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tiếp tục nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc Việt Nam gia nhập Công ước Washington năm 1965 về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân của quốc gia khác (Công ước ICSID);
- Nghiên cứu việc mẫu hóa các cam kết ISDS của Việt Nam, để bảo đảm lợi ích của Việt Nam.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Trần Anh Tuấn (2017), “Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước theo cam kết nội khối ASEAN: Những thách thức đặt ra đối với Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN khác”, Tạp chí Nghề luật (số 4), tháng 8, tr. 94-98.
[2] Trần Anh Tuấn (2017), “Pháp luật Việt Nam về quy trình phối hợp trong giải quyết tranh chấp giữa nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề Hội nhập quốc tế về pháp luật, tr.143-156.
[3] Trần Anh Tuấn (2014), “Một số công ước của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp và sự cần thiết gia nhập của Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề Pháp luật quốc tế trong thời kỳ hội nhập, tr.57-67.
[4] Trần Anh Tuấn (2014), “Vai trò của Bộ Tư pháp trong giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tập 263 (2), tr.8-12,18.
[5] Tran Anh Tuan (2007), “WTO Commitments on Trade in Goods”, Vietnam Law & Legal Forum Vol. 14 (157), pp.7-9.
|