Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Đào Thanh Thủy
Tên đề tài luận án: Biến đổi kinh tế, xã hội làng xã vùng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến nay.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: ĐÀO THANH THỦY          

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:     15/07/1982                                           

4. Nơi sinh: Quảng Ninh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4642/QĐ-ĐHQGHN, ngày 20/12/2013  của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

- Quyết định số 162/QĐ-VNH ngày 20/04/2016 của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển về việc đổi tên đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh.

- Quyết định số 247/QĐ-VNH ngày 11/7/2016 của Viện Việt Nam học và khoa học phát triển về việc chuyển chương trình đào tạo.

- Quyết định số 420 /QĐ-VNH ngày 01/12/2016 của Viện Việt Nam học và khoa học phát triển về việc gia hạn đào tạo và bảo vệ luận án thêm 12 tháng cho nghiên cứu sinh.

7. Tên đề tài luận án: Biến đổi kinh tế, xã hội làng xã vùng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến nay.

8. Chuyên ngành:  Việt Nam học                                   

9. Mã số: 62 22 01 13

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lâm Bá Nam

                                                         PGS.TS Mai Văn Tùng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đóng góp thêm một nghiên cứu trường hợp về vấn đề biến đổi kinh tế, xã hội của làng xã vùng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ Đổi mới thông qua trường hợp cụ thể là làng Nhồi, Nhuệ Sâm và Vân Đô. Bằng phương pháp nghiên cứu so sánh, luận án đã cung cấp những nhận thức đầy đủ, khái quát về khu vực Đông Sơn trong quá trình biến đổi kinh tế, xã hội từ năm 1986 đến nay. Từ đó, những đặc trưng riêng có của khu vực được nghiên cứu làm rõ, khái quát thành những điểm chung, điểm riêng để có thể tiếp tục tiến hành nghiên cứu so sánh với các làng khác, khu vực khác.

- Từ việc vận dụng phương pháp khu vực học, liên ngành và nghiên cứu so sánh giữa ba làng Nhồi, Nhuệ Sâm và Vân Đô, luận án đã chỉ ra mức độ biến đổi khác nhau về kinh tế, xã hội giữa các loại hình làng ở Đông Sơn. Từ những nhận xét, kết luận được rút ra trên cơ sở phân tích sự biến đổi kinh tế, xã hội đã lý giải những điểm giống nhau giữa làng xã vùng Đông Sơn với những đặc điểm chung của làng Việt Nam ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Đồng thời, luận án cũng chỉ ra những điểm khác biệt về biến đổi kinh tế, xã hội trong thời kỳ từ năm 1986 đến nay giữa các làng xã vùng Đông Sơn với các vùng khác. Những điểm tương đồng và dị biệt giữa ba làng Nhồi, Nhuệ Sâm và Vân Đô cũng được lý giải, phân tích thấu đáo và cặn kẽ, đặng cung cấp một bức tranh về những bước phát triển, biến đổi kinh tế - xã hội khác nhau của làng Việt trong thời gian gần đây.

- Dựa trên hệ thống các tài liệu được khảo sát, sưu tầm và nghiên cứu ở trong và ngoài khu vực nghiên cứu, luận án đã làm sáng tỏ sự biến đổi về kinh tế và xã hội của làng xã vùng Đông Sơn. Sự biến đổi thể hiện ở các hoạt động kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp, lao động và việc làm, biến đổi trong thu nhập và mức sống của người dân Đông Sơn; biển đổi không gian làng xã, cơ cấu dân cư; biến đổi trong mối quan hệ gia đình - dòng họ - cộng đồng; biến đổi trong lối sống và nhu cầu hưởng thụ. Những đặc điểm về biến đổi kinh tế, xã hội được phân tích đã lý giải vì sao ba trường hợp nghiên cứu là Nhồi, Nhuệ Sâm và Vân Đô có cùng cơ hội phát triển, cùng điểm xuất phát lại có sự khác nhau về quy mô, mức độ biến đổi và phát triển trong thời kỳ Đổi mới và Hội nhập.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Luận án hoàn thành góp thêm tư liệu để nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế, xã hội ở các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là làng xã trong thời kỳ Đổi mới.

- Các kết quả nghiên cứu của luận án góp thêm những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách và giải pháp phát triển biển vững kinh tế, xã hội ở làng xã vùng Đông Sơn nói riêng và Thanh Hóa nói chung trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và toàn cầu hóa hiện nay. Đồng thời, có những giải pháp phát triển cụ thể, phù hợp với từng loại hình làng xã.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu biến đổi về văn hóa làng xã dưới tác động của biến đổi kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới.

- Nghiên cứu so sánh giữa làng xã vùng Đông Sơn với làng xã Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án (liệt kê theo trình tự thời gian):

1.   Đào Thanh Thủy (2016), “Thực trạng hoạt động xuất khẩu đá ốp lát ở Thanh Hóa (qua trường hợp làng Nhồi)”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (5), tr.84-88.

2.   Đào Thanh Thủy (2017), “Vùng đất Đông Sơn trong lịch sử - văn hóa xứ Thanh”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (2), tr.66-73.

3.    Đào Thanh Thủy (2017), “Làng xã Việt Nam qua nghiên cứu của các học giả nước ngoài”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Hồng Đức, số Đặc biệt (8), tr.195-201.

 Thanh Hằng - VNU - IVIDES
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   |