1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lư Thị Thanh Lê
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 05/12/1986
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Điều chỉnh tên đề tài luận án Tiến sĩ (theo quyết định số740/QĐ-SĐH của Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ngày 28/10/2015).
- Quyết định về việc gia hạn học tập: từ 01/01/2017 đến 30/6/2017.
- Quyết định về việc gia hạn học tập từ 01/07/2017 đến 31/07/2017.
- Quyết định về việc gia hạn học tập từ 1/8/2017 đến 30/10/2017.
7. Tên đề tài luận án: Huyền thoại về nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa.
8. Chuyên ngành: Văn học dân gian
9. Mã số: 62 22 01 25
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Người hướng dẫn 1: GS.TS. Lê Chí Quế; Người hướng dẫn 2: TS Hoàng Cầm
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Thứ nhất, luận án đã làm rõ các khái niệm huyền thoại, huyền thoại về nguồn gốc tộc người và tổng kết những nghiên cứu lý luận về vai trò của huyền thoại về nguồn gốc tộc người đối với việc xác định căn cước cá nhân, căn cước tộc người cũng như việc cố kết cộng đồng tộc người, cộng đồng quốc gia – dân tộc.
Thứ hai, luận án đã tập hợp và phân tích 185 văn bản tự sự dân gian về nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam, qua đó tìm hiểu những quan niệm của các tộc người về tổ tiên, quê gốc, mối quan hệ giữa các tộc người. Luận án cũng nghiên cứu so sánh các motif về tổ tiên được sử dụng trong huyền thoại về nguồn gốc của người Kinh và các tộc người thiểu số.S
Thứ ba, luận án tìm hiểu sự tồn tại của các huyền thoại nguồn gốc trong các thực hành văn hóa của các tộc người ở Việt Nam, như các nghi lễ gia đình, các nghi lễ, lễ hội của cộng đồng, các tục lệ của người dân trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Luận án đã tìm hiểu sự hồi tưởng ký ức về tổ tiên, nguồn gốc của các tộc người thông qua các thực hành văn hóa này, tìm hiểu khía cạnh tâm linh và khía cạnh cố kết cộng đồng của các thực hành văn hóa.
Thứ tư, luận án đã tìm hiểu những động thái của các huyền thoại về nguồn gốc tộc người Việt Nam trong xã hội đương đại, tìm hiểu sự tích hợp, tiếp biến các tự sự dân gian và các thực hành văn hóa gắn với nguồn gốc của các tộc người. Luận án đã tìm hiểu quá trình vận động của các tự sự, các thực hành văn hóa của các tộc người theo chiều từ dưới lên (bottom up) bởi các cộng đồng và từ trên xuống (top down) với sự thể chế hóa của nhà nước, khẳng định vai trò của các huyền thoại về nguồn gốc (đặc biệt là huyền thoại về Lạc Long Quân – Âu Cơ) trong việc cố kết cộng đồng tộc người, cộng đồng quốc gia - dân tộc Việt Nam. Từ đó, luận án đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy các huyền thoại nguồn gốc tộc người trong bối cảnh xã hội đương đại.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho một số học phần về Văn học dân gian Việt Nam tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Luận án cũng có thể được dùng làm nguồn tài liệu tham khảo cho một số lĩnh vực nghiên cứu liên quan, như dân tộc học, nhân học,…
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Luận án “Huyền thoại về nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa” có thể được phát triển theo các hướng sau đây:
- Nghiên cứu so sánh các motif được sử dụng trong huyền thoại về nguồn gốc của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Nghiên cứu về lịch sử truyền miệng của một số tộc người, như người Việt, người Thái, người Chăm, người Hmông,…
- Nghiên cứu so sánh việc xây dựng đại tự sự về nguồn gốc cộng đồng quốc gia – dân tộc ở các nước trong khu vực và trên thế giới.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Lư Thị Thanh Lê (2015), “Myths and perceptions of origin of ethnic minorities in Viet Nam”, Hội thảo khoa học quốc tế Engaging with Vietnam, ĐH Kinh doanh Công nghệ, Từ Sơn, Bắc Ninh.
- Lư Thị Thanh Lê (2015), “Đại diện căn cước tộc người Chăm qua một lễ hội văn hóa do nhà nước tổ chức”, Tạp chí Văn hóa dân gian (4), tr. 44-49.
- Lư Thị Thanh Lê (2015), “Cultural Festival and the Representation of Ethnic Identity in Viet Nam: a Look from a Cham Festival”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Các vấn đề về du lịch và tộc người ở ASEAN và mở rộng, ĐH Chiang Mai, Thái Lan, tr. 254-264.
- Lư Thị Thanh Lê (2016), “Dịch văn học thiểu số ra tiếng Việt, lịch sử và hiện tại”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Dịch văn học: một số vấn đề lý thuyết và các bài học kinh nghiệm, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội & ĐH Aix Marseille, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, tr. 281-291.
- Lư Thị Thanh Lê (2016), “Origin Myths in Vietnam: a Comparative Research”, Hội thảo khoa học quốc tế của Hiệp hội Văn hóa đại chúng và Văn hóa Hoa Kỳ phân hiệu Tây Nam, Albuquerque, New Mexico, Hoa Kỳ.
- Lư Thị Thanh Lê (2016), “Huyền thoại nguồn gốc trong xã hội Việt Nam đương đại”, Tạp chí Văn hóa dân gian (3), tr. 16-22.
- Lư Thị Thanh Lê (2016), “Giá trị của các huyền thoại về nguồn gốc tộc người trong việc củng cố cộng đồng tộc người và cộng đồng quốc gia ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam (12), tr. 52-58.
- Lư Thị Thanh Lê (2017), Nghiên cứu sự tồn tại, lưu truyền của huyền thoại về nguồn gốc trong cộng đồng các tộc người thiểu số ở Việt Nam hiện nay (khảo sát ở miền núi, trung du phía Bắc và miền Trung, Tây Nguyên), Công trình được tài trợ sáng tạo năm 2016 của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (bản thảo đánh máy).
- Lư Thị Thanh Lê, Đoàn Ngọc Chung (2018), “Sự tương đồng và những biệt sắc trong nghi lễ hầu đồng của một số tộc người ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm 2017 – Khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 253-268.
- Lư Thị Thanh Lê (2018), Tuyển tập huyền thoại về nguồn gốc các tộc người Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
|