1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thanh Nga
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/06/1978
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 299/QĐ-ĐHNN, ngày 19 tháng 01 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Tên đề tài
Gia hạn thời gian bảo vệ luận án từ 11/2017 đến 11/2019
7. Tên đề tài luận án: Giao tiếp của bác sĩ trong tư vấn khám bệnh trong tiếng Anh và tiếng Việt. So sánh từ bình diện liên nhân
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh
9. Mã số: 9220201.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Hoàng Văn Vân
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Đóng góp về mặt lý thuyết, nghiên cứu này cho đến nay giải thích cho việc các nguồn liên nhân được sử dụng trong tiếng Anh khác với tiếng Việt ra sao. Mặc dù phạm vi nghiên này chỉ tập trung vào ngôn ngữ của bác sĩ và ý nghĩa liên nhân nhưng các nguồn liên nhân từ vựng-ngữ pháp của thức và tình thái trong ngôn ngữ tiếng Việt thu được nhiều lợi ích từ những phát hiện của công trình nghiên cứu. Mặc dù nghiên cứu này không đi sâu vào những phát hiện về sự khác biệt trong cấu tạo thành phần từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt (ví dụ từ lấy hay từ ghép), tuy nhiên nghiên cứu đã đóng góp những phát hiện về sự khác việt trong cách lựa chọn từ vựng thể hiện trong các cú của thức. Phát hiện này cũng ít nhiều là một động lực cho các nghiên cứu tiếp theo.
Đóng góp về phương pháp giảng dạy, công trình nghiên cứu này đã có đóng góp các tư liệu giảng dạy xác thực, phong phú liên quan đến việc giảng dạy ngôn ngữ giao tiếp trong tư vấn y khoa. Kho tư liệu giảng dạy tích hợp vừa dựa trên văn bản vừa dựa trên việc tiếp cận tư liệu thực tế có tính xác thực đem lại nhiều kiến thức thực tế về giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân. Các bài học đạo đức trong y khoa được lấy từ các bằng chứng cụ thể trong cuộc sống sẽ giúp các sinh viên ngành y khắc phục được những khó khăn trong giao tiếp với người bệnh. Trong thực tế, những khó khăn này thường xuất phát từ sự khác biệt với những gì sinh viên được dạy trên ghế nhà trường và những gì họ chứng kiến qua các tình huống thực tế. Nghiên cứu này có thể chuẩn bị cho học viên các loại hình giao tiếp có thể gặp ngoài lớp học. Kho tài liệu này vừa được thu thập từ nguồn internet, vừa được lấy từ thực tế có thể cung cấp cho sinh viên y khoa những ví dụ sinh động, những bằng chứng và những gợi ý về một kiểu tư vấn hiệu quả, lấy người bệnh làm trung tâm.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Công trình nghiên cứu này đã có đóng góp to lớn cho việc giúp bác sĩ cân nhắc về quyền lực khi giao tiếp với bệnh nhân. Nghiên cứu này không chỉ khẳng định sự cần thiết phải thay đổi lời thoại y khoa như nhiều nhà nghiên cứu trước đã chỉ ra mà còn cung cấp những bằng chứng về các lợi ích trong lời thoại của bác sĩ Việt. Nói một cách khác, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, quyền lực ẩn sau lời nói của người bác sĩ nên cân nhắc tới những kỳ vọng, mong mỏi của người bệnh. Nghiên cứu này giúp các nhà giáo dục có ý thức hơn về những hạn chế và bất cập của kinh nghiệm và sự đào tạo. Nói một cách chính xác, các nhà giáo dục ngôn ngữ y khoa có thể tận dụng bối cảnh lý thuyết về thức và tình thái của các nguồn liên nhân để hướng dẫn các sinh viên y khoa sử dụng ngôn ngữ lịch sự, thân mật khi giao tiế với bệnh nhân.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Vì giới hạn của luận án, nhiều lĩnh vực liên quan đến việc sử dụng ý nghĩa liên nhân trong tiếng Anh và tiếng Việt vẫn chưa được đề cập. Sẽ thú vị hơn nếu bổ sung các vấn đề khác liên quan đến các lựa chọn từ vựng – ngữ pháp phản ánh ý nghĩa liên nhân. Một công trình nghiên cứu có thể sử dụng các vấn đề chưa được đề cập trong nghiên cứu này, chẳng hạn như nghiên cứu các quá trình trong hệ thống chuyển tác để hiểu hệ thống ngữ vực của bác sĩ có thể tạo nên các đặc điểm liên nhân. Một gợi ý nữa cho các nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu giao tiếp phi ngôn ngữ như cử chỉ, biểu hiện nét mặt, ngôn ngữ cơ thể của bác sĩ xuất hiện trong các cuộc tư vấn bởi vì chúng cũng rất quan trọng đối trong mô hình nghiên cứu giao tiếp bằng lời.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
Nguyễn Thanh Nga (2017), “Mối quan hệ quyền lực giữa bác sĩ và bệnh nhân: Phân tích một buổi tư vấn khám bệnh giữa bác sĩ và bệnh nhân từ cách tiếp cận chức năng hệ thống” Tạp chí Nghiên cứu tiếng nước ngoài ĐHQGHN, 33(3), tr. 24-43.
Nguyễn Thanh Nga (2018), “Giao tiếp của bác sĩ và bệnh nhân tại phòng khám tư vấn - một nghiên cứu trường hợp tại Australia”, Tạp chí Nghiên cứu tiếng nước ngoài ĐHQGHN, 34 (1), tr. 154-177.
|