Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Ngueyẽn Thị Thanh
Tên đề tài luận án: Cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia Bắc Âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở nước ta

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh                 

2. Giới tính: Nữ                                      

3. Ngày sinh: 05/7/1977;                                                         

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4867/QĐ-ĐHQGHN ngày 18/12/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 395/QĐ- KL ngày 17/06/2015 của Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN về điều chỉnh tên Đề tài Luận án. Quyết định số 122/QĐ- ĐHQGHN ngày 09/01/2018 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về gia hạn thời gian học tập.

7. Tên đề tài luận án: Cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia Bắc Âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở nước ta

8. Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

9. Mã số: 9380101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  PGS.TS.NGƯT. Chu Hồng Thanh

11. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu và những điểm mới của luận án:

(1) Xác định được vấn đề lý luận về cơ chế bảo vệ quyền con người gồm hai thành tố: thể chế và thiết chế cùng trình tự, thủ tục pháp lý cần thiết. Thể chế gồm quan điểm, tư tưởng, hệ thống pháp luật bảo vệ quyền con người. Thiết chế là hệ thống cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng trình tự, thủ tục cần thiết để bảo vệ quyền con người. Luận án cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và bảo đảm cho cơ chế bảo vệ quyền con người hoạt động hiệu quả.

(2) Khảo cứu thành công những đặc trưng trong cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia Bắc Âu gắn với bối cảnh lịch sử, chính trị, văn hóa và mối quan hệ với châu Âu. Đó là cơ chế bảo vệ quyền con người có nhiều ưu điểm: vận hành trên cơ sở giá trị truyền thống, tôn trọng quy luật khách quan của kinh tế thị trường tự do, xu hướng tích luỹ của cải xã hội, kết hợp với nền văn hoá của tri thức khoa học, phẩm chất đạo đức trung thực, uy tín cao trước xã hội, sự tin tưởng giữa người dân và nhà chức trách gắn với pháp quyền mà không nặng về chế tài hình sự. Tuy nhiên Luận án đã chỉ ra rằng cơ chế này cũng có những hạn chế nhất định.

(3) Khái quát thực trạng cơ chế bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, đối chiếu với các quốc gia Bắc Âu tìm ra chín (9) kinh nghiệm cùng khả năng áp dụng các kinh nghiệm đó tại Việt Nam. Một số kinh nghiệm có thể áp dụng ngay trong giai đoạn hiện nay và một số kinh nghiệm cần phải áp dụng từng bước phù hợp với sự tích lũy và phát triển của xã hội mới.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án nghiên cứu được 9 kinh nghiệm của năm quốc gia Bắc Âu và khả năng ứng dụng như sau: (1) Nghiên cứu để áp dụng trực tiếp các Điều ước quốc tế về quyền với một số giới hạn nhất định tại Việt Nam trong giai đoạn tới, bởi Việt Nam cần tích lũy thêm kinh nghiệm. (2) Coi trọng giá trị của truyền thông trong giám sát, phản biện xã hội … nhưng cần tránh mặt trái đáng tiếc có thể của nó. (3) Đặc biệt quan tâm và đề cao giáo dục cho mọi cá nhân trong xã hội. (4) Coi trọng học thuật, tri thức và vai trò của các nhà khoa học, đề cao vai trò cá nhân, kết hợp với xây dựng nền văn hoá đạo đức trung thực, tin cậy và tôn trọng quyền con người. (5) Nhóm quyền dân sự, chính trị cần được lưu tâm thực hiện so với nhóm các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá để làm tiền đề cho thực hiện các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá trong điều kiện tích lũy xã hội chưa cao. (6) Thành lập Thanh tra Quốc hội Việt Nam, phát huy vai trò, danh tiếng và uy tín cá nhân trong giám sát, bảo đảm chính quyền trong sạch. (7) Việt Nam nên thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia (NHRI) nhưng phải mang tính hiện thực. (8) Nhấn mạnh vai trò Toà án Hành chính – giám sát chủ thể có khả năng vi phạm quyền con người nhiều nhất. (9) Vai trò tiên phong, quyết định của cơ quan hành pháp, tư pháp trong bảo vệ hiến pháp, bảo vệ quyền con người – không nhất thiết thành lập Tòa bảo hiến.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Kết quả nghiên cứu của Luận án là tiền đề tiếp tục nghiên cứu những vấn đề quyền con người ở những lĩnh vực chuyên ngành, chuyên sâu như:  Nghiên cứu cơ chế bảo vệ quyền con người trong hoạt động của Quốc hội, trong lĩnh vực tư pháp, hành pháp, trong lĩnh vực lao động, kinh doanh, thương mại hoặc nghiên cứu về nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật của cơ quan công quyền, nhà chức trách, cải cách tư pháp; hoặc vấn đề về đạo đức và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, nhà chức trách trong thực thi công vụ, … bảo đảm quyền con người

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1.     Nguyễn Thị Thanh (2016), “Quyết định hành chính với việc đảm bảo quyền con người”, Tạp chí Nghề luật, (6), tr.67-70.

2.     PGS.TS. Chu Hồng Thanh – ThS. Nguyễn Thị Thanh (2017), “Tìm kiếm mô hình nhà nước kiến tạo phát triển cho Việt Nam”, Khoa Luật, ĐHQGHN, Sách chuyên khảo, Nhà nước kiến tạo phát triển – Lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam, đồng Chủ biên PGS.TS Trịnh Quốc Toản - PGS.TS Vũ Công Giao, Nxb Lý luận Chính trị, tr.380-394.

3.     Nguyễn Thị Thanh (2018), “Pháp luật và việc thực thi pháp luật về quyền con người ở các nước Bắc Âu”, Tạp chí Từ điển học và bách khoa thư, (2), tr.118-123.

4.     Nguyễn Thị Thanh (2018), “Bảo đảm điều kiện làm việc cho đại biểu Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (11), tr.11-15.

5.     Nguyễn Thị Thanh (2018), “Một số quy định về quyền con người của Hiến pháp năm nước Bắc Âu và đích đến thụ hưởng quyền của người dân”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (14), tr.43-47.

 Cấn Hương - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   |