1. Họ và tên: Nguyễn Thành Long 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 09/11/1984 4. Nơi sinh: Quảng Ninh 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2349/QĐ-SĐH, ngày 25 tháng 8 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: - Quyết định số 2297/QĐ-ĐHKT ngày 25/8/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Nguyễn Thành Long, Khóa QH -2016 - E; - Quyết định số 2488/QĐ-ĐHKT ngày 14/9/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội về việc điều chỉnh cán bộ hướng dẫn luận án tiến sĩ. 7. Tên đề tài luận án: Phát triển Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 8. Chuyên ngành: Kinh tế chính trị 9. Mã số: 9310102.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Về mặt lý luận: Luận án tổng quan nghiên cứu, hệ thống hoá và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến hoạt động cho vay của các ngân hàng theo mô hình liên kết chuỗi giá trị sản xuất, kinh doanh trong ngành thủy sản. Làm rõ mối quan hệ lợi ích của nhà nước với các chủ thể tham gia trong toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất, kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Về mặt thực tiễn: Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển tín dụng, quản lý nguồn vốn cho vay hiệu quả của các NHTM ở một số địa phương và rút ra bài học cho tỉnh Quảng Ninh. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển tín dụng theo mô hình truyền thống bởi một số NHTM cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thủy sản ở Quảng Ninh, làm rõ những thành công và những tồn tại, bất cập cùng nguyên nhân của nó trong việc phát triển nguồn vốn tín dụng hiệu quả trong lĩnh vực thủy sản của tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất các quan điểm, giải pháp phát triển tín dụng theo mô hình chuỗi giá trị sản xuất, kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, hạn chế các rủi ro và mang lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia chuỗi giá trị để phát triển ngành thủy sản Quảng Ninh trong thời gian tới. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Với các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tư liệu hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách quản lý vĩ mô, giúp ích cho quá trình thực thi chính sách nhằm đưa ra và phát triển mô hình chuỗi giá trị sản xuất, kinh doanh thủy sản dựa trên nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng và tạo sự bền vững trong chuỗi giá trị sản xuất, kinh doanh thủy sản trong thời gian tới. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu đối với các chuỗi giá trị khác và các địa phương khác có điều kiện tương tự như Quảng Ninh. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: - Nguyễn Thành Long, 2016. Phát triển cho vay xuất khẩu của Nhà nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế - những vấn đề đặt ra. Tạp chí Công thương, số II, tháng 2 năm 2016, trang 98. - Thành Long, 2016. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển. Tạp chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, số 466, tháng 3 năm 2016, trang 23. - Nguyễn Cảnh Hiệp – Nguyễn Thành Long, 2018. Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành thủy sản từ nguồn vốn tín dụng trong bối cảnh tham gia CPTPP. Tạp chí Thị trường tài chính – tiền tệ, số 17 (506), tháng 8 năm 2018, trang 18. - Nguyễn Cảnh Hiệp – Nguyễn Thành Long, 2018. Mở rộng hoạt động cho vay đối với mô hình liên kết sản xuất thủy sản trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Ngân hàng, số 17, tháng 9 năm 2018, trang 44. - Nguyễn Thành Long - Nguyễn Cảnh Hiệp, 2018. Nghiên cứu mở rộng cho vay phát triển ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Hỗ trợ phát triển, số 153, tháng 10 năm 2019, trang 14. - Nguyễn Thành Long, 2019. Thúc đẩy cho vay sản xuất, kinh doanh thủy sản theo chuỗi giá trị. Tạp chí Tài chính, kỳ 2 – tháng 12/2019, trang 59. - Nguyễn Thành Long, 2020. Phát triển sản xuất, kinh doanh thủy sản theo chuỗi giá trị ở Quảng Ninh. Tạp chí Tài chính, kỳ 2 – tháng 3/2020, trang 191.
|