1. Họ và tên: Nguyễn Đức Quỳnh 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 06/01/1987 4. Nơi sinh: Phú Thọ 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/2015/QĐ-XHNV ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. 6. Thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên đề tài luận án Tên đề tài cũ: Hành vi thích ứng với tình huống khẩn cấp của cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tên đề tài mới: Thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. 7. Tên đề tài luận án: Thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. 8. Chuyên ngành: Tâm lý học 9. Mã số: 62 31 04 01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS Nguyễn Hữu Thụ 11. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu mới của luận án: * Về lý luận Nghiên cứu thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho lĩnh vực tâm lý học và lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Tác giả cũng đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc khảo sát thực tiễn như: tổng hợp và lựa chọn khái niệm thích ứng và các đặc điểm của thích ứng cho phù hợp với nghiên cứu này, nêu được các đặc điểm hoạt động nghề của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; trên cơ sở đó đã xây dựng được khái niệm thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, các nội dung biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. * Về thực tiễn Thông qua khảo sát trên 396 chiến sĩ đang công tác tại 4 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc đã chỉ ra một số nét về thực trạng mức độ thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát PCCC và CNCH trên cơ sở khảo sát thực trạng nhận thức, thái độ và hành động của họ trong tình huống khẩn cấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chiến sĩ đã thích ứng được với môi trường làm việc căng thẳng, khẩn cấp, bất ngờ, nguy hiểm. Trong đó, thích ứng được thể hiện ở mặt thái độ và hành động cao hơn thích ứng ở mặt nhận thức.Các chiến sĩ đã nhận thức được bản chất, cách thức và quy trình giải quyết các tình huống khẩn cấp. Có thái độ luôn chủ động, sẵn sàng nhận lệnh; tâm thế luôn chủ động, tích cực, bình tĩnh, tự tin và kiên quyết thực hiện nhiệm vụ đến cùng. Hành động chiến đấu của các chiến sĩ thể hiện ở mức cao, đảm bảo hiệu quả tốt hiệu quả công việc được giao. Điều đó phản ánh khách quan về năng lực nghề nghiệp của các chiến sĩ, đáp ứng yêu cầu chuyên môn mà xã hội phân công. Nghiên cứu cũng chỉ ra, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH theo trình độ đào tạo, cấp bậc hàm, thâm niên công tác và khu vực công tác. Nghiên cứu cũng chỉ ra các biểu hiện tâm lý tích cực của chiến sĩ cảnh sát PCCC và CNCH trong và sau khi giải quyết các tình huống khẩn cấp. Các biện pháp ứng phó thường gặp với các biểu hiện tâm lý của các chiến sĩ đó là: chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ, lo âu của mình với đồng nghiệp; gọi điện cho người thân trong gia đình; nghe nhạc, xem phim sau khi thực hiện nhiệm vụ trở về. Các yếu tố khách quan: môi trường; trang thiết bị, phương tiện, máy móc; chỉ huy và các yếu tố chủ quan: kinh nghiệm chiến đấu; trình độ chuyên môn nghiệp vụ có khả năng dự báo/ thúc đẩy thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Có thể làm tài liệu giảng dạy trong thực tiễn huấn luyện chiến đấu tại cảnh sát cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ các đơn vị, địa phương. Áp dụng trong giảng dạy cho học viên tại trường Đại học Phòng cháy chữa cháy nhằm đảm bảo sự vững chắc về tâm lý, nắm được quy luật hoạt động tâm lý của bản thân và đồng đội trong các tình huống khẩn cấp. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có) 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: - Nguyễn Đức Quỳnh (2017), “Đề xuất một số phương pháp phục hồi tâm lý cho lính chữa cháy và cứu nạn cứu hộ”, Tạp chí Phòng cháy và chữa cháy (94), tr. 32-33. - Nguyễn Đức Quỳnh (2018), “Hành vi của con người trong tình huống khẩn cấp”, Tạp chí Phòng cháy và chữa cháy (106), tr. 40-41. - Nguyễn Đức Quỳnh (2019), “Thich ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ biểu hiện qua sức khỏe tinh thần”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (10), tr. 108-115.
|