1. Họ và tên: Chu Thanh Bình 2.Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 01/11/1974 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3972/QĐ-ĐHKHTN ngày 24/11/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu vi nấm kháng tuyến trùng trên cây Hồ tiêu Piper nigrum L. nhằm tạo chế phẩm sinh học 8. Chuyên ngành: Vi sinh vật học 9. Mã số: 9420101.07 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Thị Việt Hà; TS. Hồ Tuyên 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Tuyển chọn được 1 chủng vi nấm bản địa từ đất trồng hồ tiêu tỉnh Đăk Lăk có hoạt lực diệt tuyến trùng cao nhất; Chế phẩm sinh học từ chủng P1 được thử nghiệm ở quy mô 3 ha/mô hình cho năng suất tăng 20% đối với vườn hồ tiêu hoàn toàn khỏe mạnh. - Đã xây dựng quy trình chuyển gen mới bằng phương pháp sử dụng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens dựa trên cơ chế trợ dưỡng uridine/uracil đạt hiệu suất cao gấp 10 lần so với nghiên cứu trước đây. Thể chuyển gen PE858 được sàng lọc từ thư viện các thể chuyển gen có hoạt lực diệt tuyến trùng cao gấp 7 lần so với chủng tự nhiên. Đây là nguồn nguyên liệu quý nhằm sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, đề tài mở ra những hướng nghiên cứu như điều tra vai trò chức năng của một số gen liên quan đến cơ chế diệt tuyến trùng. 12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: - Đã thử nghiệm chế phẩm sinh học diệt tuyến trùng Meloidogyne sp. trên vườn Hồ tiêu mô hình 3 ha tại xã Eaba, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk. - Đang triển khai thử nghiệm chế phẩm sinh học P1 diệt tuyến trùng Meloidogyne sp. tại vườn Hồ tiêu khu vực tỉnh Đăk Nông và Gia Lai. 13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: - Nghiên cứu về cải biến di truyền chủng Paecilomyces lilacinus P1 nhằm điều tra vai trò chức năng của một số gen liên quan đến cơ chế diệt tuyến trùng. - Triển khai thêm mô hình ứng dụng trên một số địa bàn trong tỉnh và vùng Tây Nguyên, thu thập số liệu bổ sung cho quy trình sử dụng chế phẩm sinh học dạng dịch thể trong quản lý tổng hợp bệnh tuyến trùng và nấm hại rễ cây Hồ tiêu nhằm phát triển bền vững ở Tây Nguyên. 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: 1. Chu Thanh Bình, Bùi Thị Việt Hà, Hồ Tuyên, Nguyễn Phương Nhuệ (2017), “Đặc điểm sinh học của chủng Paecilomyces variotii NV01 phân lập từ đất trồng hồ tiêu khu vực ĐăkLăk”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 33 (1S), 42-48. 2. Chu Thanh Bình, Nguyễn Phương Nhuệ, Hồ Tuyên, Bùi Thị Việt Hà (2019), “Tinh sạch và xác định hoạt tính chitinase từ nấm diệt tuyến trùng Paecilomyces sp. P1”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 35 (1), 90-96. 3. Chu Thanh Binh, Tran Van Tuan, Bui Thi Viet Ha (2019), “Optimization of medium composition for enhancing chitinase production of Paecilomyces sp. P1 strain by using response surface methodology”, Tạp chí Công nghệ sinh học 17 (2), 301-308. 4. Chu Thanh Binh, Tran Van Tuan, Tran Bao Tram, Bui Thi Viet Ha (2019), “Determination of protease and chitinase activities from Paecilomyces variotii NV01 isolated from Dak Lak pepper soil”, Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering 61 (4), 33-38. 4. Chu Thanh Binh, Bui Thi Viet Ha, Van-Tuan Tran (2019), A new and highly efficient Agrobacterium-mediated transformation system based on the uridine/uracil auxotrophic mutant in the nematophagous fungus Paecilomyces lilacinus. Đã nộp bản thảo. 5. Chu Thanh Bình, Trần Văn Tuấn, Bùi Thị Việt Hà (2020), “Nghiên cứu thử nghiệm chế phẩm sinh học P1 diệt tuyến trùng gây hại cây hồ tiêu tại tỉnh Đăk Lăk”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam 4(113), 126-131.
|