1. Họ và tên: Mai Quang Huy 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 31/8/1962 4. Nơi sinh: Hải Phòng 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 1018/QĐ – ĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: (ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng) 6.1. Thay đổi thời gian đào tạo - Quyết định số 2071/QĐ-ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục cho phép kéo dài thời gian học tập 24 tháng. - Quyết định số 2436/QĐ-CTHSSV ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục buộc thôi học. - Quyết định số 681/QĐ-CTHSSV ngày 6 tháng 5 năm 2019 của Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục cho phép quay lại trường để bảo vệ luận án. 6.2. Thay đổi tên đề tài luận án - Quyết định số 1356 /QĐ-ĐT, ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục: Quản lý đào tạo giáo viên ở Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội dựa trên kinh nghiệm đào tạo giáo viên của Nhật Bản. - Quyết định số 84 /QĐ-ĐT, ngày 25 tháng 1 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục: Quản lý đào tạo giáo viên ở Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội theo tiếp cận giáo dục so sánh. 7. Tên đề tài luận án: Quản lý đào tạo giáo viên ở Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội: một nghiên cứu so sánh. Quyết định số 1363/QĐ-ĐHGD, ngày 12 tháng 8 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục . 8. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục 9. Mã số: 9 14 01 14 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Kim Long; 2. PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: (nêu tóm tắt các kết quả mới của luận án) Luận án làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn dưới đây: - Bối cảnh thời đại hiện nay với tiến bộ khoa học – công nghệ diễn ra hết sức nhanh chóng, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế… tạo ra các yêu cầu mới đối với giáo viên. Giáo viên phải là người vừa có trình độ chuyên môn cao vừa có năng lực nghiệp vụ sư phạm. Một sự đồng thuận cao là nghề dạy học là nghề mang tính chuyên nghiệp, và giáo viên hiện nay phải là người thể hiện được tính tự chủ và tính trách nhiệm cao. Quản lý đào tạo giáo viên trước hết là xác định chuẩn nghề nghiệp với khung năng lực thể hiện tính tự chủ cao làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giáo viên. - Quản lý đào tạo giáo viên hướng tới việc thu hút những người có khả năng tốt nhất về chuyên môn, có phẩm chất và năng lực phù hợp vào đào tạo giáo viên. Một xu hướng phổ biến hiện nay là chuyển việc đào tạo giáo viên từ các cơ sở đào tạo giáo viên chuyên ngành sang đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Đào tạo giáo viên không chỉ dành cho người vừa tốt nghiệp THPT mà còn bao gồm cả những thành phần như sinh viên, cử nhân từ các ngành khác – những người có năng lực và phẩm chất phù hợp với nghề dạy học. - Trong bối cảnh tiến bộ khoa học – công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, quản lý đào tạo giáo viên chú trọng việc ứng dụng công nghệ nhất là CNTT trong các hoạt dộng đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. - Quản lý đào tạo giáo viên hướng tới tăng cường việc thực hành – trải nghiệm của giáo sinh trong môi trường giáo dục phổ thông và trong môi trường cuộc sống thực. Giáo sinh có thời gian trải nghiệm dài hơn ở trường phổ thông. - Quản lý đào tạo nói chung và quản lý đào tạo giáo viên nói riêng đang được chuyển từ việc kiểm soát sang việc giám sát nhằm tăng cường tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục. - Đào tạo giáo viên ở Trường ĐHGD – ĐHQGHN được thực hiện theo một phương thức mới. Để tận dụng được các lợi thế mô hình của đại học đa ngành, đa lĩnh vực trong đào tạo giáo viên, quản lý đào tạo giáo viên ở trường ĐHGD cần được đổi mới theo các xu hướng nói trên. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Các giải pháp về quản lý mà luận án đề cập được ứng dụng không chỉ tại trường Đại học Giáo dục, mà còn có thể ứng dụng tại các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo giáo viên. Các giải pháp về xây dựng khung năng lực giáo viên tự chủ và hoàn thiện mô hình đào tạo giáo viên là những đề xuất cụ thể, thiết thực cho việc đổi mới, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên hiện nay. Các giải pháp về tăng cường sử dụng công nghệ trong đào tạo, phối hợp với các trường phổ thông và cộng đồng; giám sát thường xuyên các hoạt động đào tạo và sử dụng kết quả giám sát để điều chỉnh hoạt động đào tạo có thể ứng dụng tại trường ĐHGD cũng như các cơ sở đào tạo giáo viên. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có) Trên cơ sở kết quả đã đạt được, có thể được tiếp tục thực hiện nghiên cứu về: Quản lý các yêu tố của quá trình đào tạo nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên tự chủ. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian) 1. Những thay đổi trong đào tạo giáo viên tại Nhật Bản. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu giáo dục. Vol. 30, No. 1, 2014. ISSN 2615 – 9325. Trang 43 – 51. 2. Phát triển đội ngũ giáo viên có chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Tâm lý học, giáo dục học với việc thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW của Đàng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” do Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam tổ chức - Nhà xuất bản ĐHQGHN, 2016, ISBN: 978-604-62-6848-2. Trang 299 - 305. 3. Những thay đổi trong đào tạo giáo viên ở Canada. Tạp chí Dạy và Học ngày nay số 2 năm 2018. ISSN 1859 - 2694. Trang 64 – 68. 4. Một số ý kiến về phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “70 năm sư phạm Việt Nam: Đổi mới và Phát triển” do Hội Cựu Giáo chức Việt Nam tổ chức. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2017. ISBN 978-604-0-10996-5. Trang 229 – 234. 5. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong xây dựng đội ngũ giáo viên. Kỷ yếu Hội thảo Giáo dục 2017: Về chất lượng giáo dục phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, 2017. ISBN 978-604-54-4054-4. Trang 355 – 367. 6. Phát triển mô hình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Kỷ yếu hội thảo quốc tế: "Những xu thế mới trong giáo dục" do do trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN và Đại học Quốc gia Chi Nan, Đài Loan phối hợp tổ chức. Nhà xuất bản ĐHQGHN, 2018. ISBN: 978-604-968-474-4. Trang 187 – 200. 7. Phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông đáp ứng các yêu cầu giáo dục cho mọi người. Kỷ yêu Hội thảo quốc tế Giáo dục cho mọi người do trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN và Đại học Giáo dục Quốc gia Hàn Quốc phối hợp tổ chức. Nhà xuất bản ĐHQGHN, 2018. ISBN 978-604- 62-6622-8. Trang 519 – 528. 8. So sánh mô hình đào tạo giáo viên trung học ở Anh, Canada và Nhật Bản. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về đổi mới đào tạo giáo viên: 20 năm phát triển mô hình đào tạo giáo viên liên thông. Nhà xuất bản ĐHQGHN, 2019. ISBN 978- 804- 9876 - 87- 5. Trang 86 – 95.
|