Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Tạ Thị Nguyệt Trang
Tên đề tài: Quan hệ Việt Nam – Thái Lan dưới góc nhìn của lý thuyết quan hệ quốc tế từ 1991 - 2019

1. Họ và tên: Tạ Thị Nguyệt Trang                                   2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 18/11/1989                                                4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1745/2017/QĐ-XHNV, ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận án: Quan hệ Việt Nam – Thái Lan dưới góc nhìn của lý thuyết quan hệ quốc tế từ 1991 - 2019

8. Chuyên ngành: Quốc tế học                                       9. Mã số: 62 31 02 06

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Khắc Nam

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Việc áp dụng lý thuyết QHQT trong nghiên cứu là hữu ích khi giúp lý giải được các nguyên nhân, điều kiện và tác động đến sự phát triển quan hệ Việt Nam -Thái Lan. Trong đó, CNHT giúp lý giải sự đối đầu trong quá khứ và những động thái hợp tác an ninh -chính trị trong bối cảnh sau Chiến tranh lạnh. CNTD giúp giải thích tốt xu hướng hợp tác cả trong an ninh -chính trị lẫn kinh tế và các lĩnh vực khác. CNKT giúp chỉ ra những nhân tố chủ quan tác động đến tiến trình này, đồng thời giúp đánh giá được vai trò ngày càng tăng của hợp tác văn hóa -xã hội.

- Mỗi lý thuyết đều có những khía cạnh, những luận điểm có thể giải thích được những xung đột giữa hai nước, đồng thời cũng giải thích được sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Các lý thuyết giúp đem lại công cụ để đánh giá tính xu hướng của quan hệ này. Từ đó, có thể thấy triển vọng quan hệ này là tích cực.

- Khi vận dụng các lý thuyết quan hệ quốc tế vào đánh giá mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan trong 3 lĩnh vực cơ bản là an ninh - chính trị; quan hệ kinh tế; quan hệ văn hóa -xã hội cho thấy mỗi lý thuyết lại giải thích được mối quan hệ giữa hai nước trong từng lĩnh vực. Điều này cũng đồng nghĩa không áp dụng được một lý thuyết để giải thích cho toàn bộ tiến trình này. Tuy nhiên, vận dụng lý thuyết cũng không phải là đáp án đúng cho mọi vấn đề do lý thuyết thường khái quát chung còn thực tế thì đa dạng hơn.

- Luận án là công trình khoa học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu quan hệ Việt Nam -Thái Lan từ năm 1991 đến năm 2019 dưới góc nhìn của các lý thuyết Quan hệ quốc tế, cho nên luận án sẽ có những đóng góp mới về khoa học đó là từ góc nhìn của các lý thuyết tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về các nhân tố tác động, sự tiến triển trong quan hệ hai nước Thái Lan và Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2019, rút ra những đánh giá về thực trạng mối quan hệ Việt Nam -Thái Lan và triển vọng cũng như định hướng phát triển trong tương lai.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Mối quan hệ Việt Nam -Thái Lan đang chuyển mình sang giai đoạn trở thành đối tác chiến lược của nhau. Do đó, kết quả của đề tài cũng sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách ngoại giao của hai nước có cái nhìn bao quát hơn về yếu tố tác động cũng như triển vọng phát triển mối quan hệ này trong tương lai.

Luận án cũng là một tài liệu giảng dạy, tham khảo cho giảng viên, học viên chuyên ngành quan hệ quốc tế và những độc giả quan tâm đến đề tài quan hệ Thái Lan - Việt Nam nói riêng và đối với đề tài hợp tác chính trị, ngoại giao, kinh tế của các nước ASEAN nói chung.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được những điểm tích cực trong việc vận dụng hệ thống lý thuyết quan hệ quốc tế phương Tây vào Việt Nam nói riêng và khu vực ASEAN nói chung. Kết quả này mở ra những hướng nghiên cứu mới về soi chiếu các lý thuyết quan hệ quốc tế vào mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Ta Thi Nguyet Trang (2019), “Impacts of Vietnam - Thailand relationship on the economic development of Vietnam from the perspective of constructivism (1991 - 2018) , HNUE Journal of science  64 (11), pp.31-37.

2. Tạ Thị Nguyệt Trang (2019), “Evaluation of the Vietnam - Thailand international relations cooperation trend from the perspective of liberalism”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Triển vọng cấu trúc ở Châu Á - Thái Bình Dương đến năm 2025 và đối sách của Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr.274-284.

 Nguyễn Thanh Lam
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   |