Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lê Vũ Điệp
Tên đề tài: Truyền hình xã hội (social TV) và khả năng ứng dụng tại Việt Nam

1. Họ và tên: Lê Vũ Điệp                                                2. Giới t ính: Nữ

3. Ngày sinh: 07/04/1981                                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3253/2016/QĐ-XHNV; Ngày: 30/9/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Tên đề tài này đã được điều chỉnh 02 lần tại Quyết định số 3980/QĐ-XHNV ngày 30/11/2016 và Quyết định số 2702/QĐ-XHNV ngày 26/9/2018 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tên chưa thay đổi là “Truyền hình xã hội (social TV) và xu hướng phát triển tại Việt Nam”.

7. Tên đề tài luận án chính thức: Truyền hình xã hội (social TV) và khả năng ứng dụng tại Việt Nam

8. Chuyên ngành: Báo chí học                                       9. Mã số: 6.32.01.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS-TS Vũ Duy Thông

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Thiết lập bức tranh tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở phạm vi trong và ngoài nước, làm cơ sở cho các vấn đề nghiên cứu tiếp theo.

- Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV), từ đó, thiết lập khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu và làm rõ các vấn đề lý luận về hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) trong xu thế hội tụ đa phương tiện trong thời đại Internet.

- Thiết lập một mô hình truyền hình mới trên nền tảng Internet- mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) với các đặc điểm, chức năng đặc thù, phù hợp với xu thế hội tụ đa phương tiện trong thời đại Internet.

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng của truyền hình xã hội (social TV) trên thế giới và Việt Nam qua một số nghiên cứu trường hợp cụ thể.

- Nêu những vấn đề cần giải quyết, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao khả năng ứng dụng mô hình truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam, hướng tới sự phát triển bền vững của ngành truyền hình Việt Nam trong thời đại Internet.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án lựa chọn đối tượng nghiên cứu là hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV)- một hệ sinh thái truyền hình phi truyền thống trên nền tảng Internet (trong đó bao gồm các hệ sinh thái thành phần là hệ sinh thái nội dung, hệ sinh thái kênh, không gian tương tác đa chiều). Kết quả nghiên cứu đã kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu, nhận định về khả năng ứng dụng của hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam. Cụ thể:

- Việc phát triển các chương trình truyền hình theo mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam được triển khai trong vài năm gần đây, dựa trên các tiêu chí đánh giá khả năng ứng dụng mô hình hệ sinh thái này đã cho thấy sự phù hợp, bước đầu thu được hiệu quả. Phương thức sản xuất nội dung và quy trình phân phối các nội dung này trên Internet theo xu thế hội tụ đa phương tiện sẽ vận hành theo mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV). Cụ thể, phương thức sản xuất nội dung đồng hành với các nội dung chéo, chương trình 360 độ sẽ tạo nên hệ sinh thái nội dung, khai thác các khía cạnh khác nhau về chương trình phát sóng trên kênh truyền hình. Quy trình phân phối các nội dung trên các kênh bổ trợ tạo ra hệ sinh thái kênh truyền, gia tăng khả năng tiếp cận khán giả của chương trình.

- Thông qua các nghiên cứu trường hợp đã được khảo sát, phân tích, có thể thấy việc ứng dụng mô hình truyền hình xã hội (social TV) trong sản xuất các nội dung chéo, chương trình 360 độ với kịch bản linh hoạt đã đáp ứng tính “động” của môi trường Internet. Các nội dung chéo, chương trình 360 độ bám sát chương trình gốc, tạo thành hệ sinh thái nội dung bao vây chương trình gốc, nhằm thu hút người dùng.

- Việc quản trị chương trình truyền hình theo mô hình hệ sinh thái truyền hình social TV chính là việc điều hướng phân phối các nội dung chéo, chương trình 360 độ trên đa nền tảng với nhiều kênh bổ trợ, nhằm tối ưu cơ hội tiếp cận công chúng mục tiêu của chương trình. Bên cạnh việc tạo thêm cơ hội tiếp cận công chúng mục tiêu, việc phân phối nội dung trên đa nền tảng là cần thiết và tất yếu của xu thế hội tụ đa phương tiện, thể hiện tính tùy biến linh hoạt của nội dung của các chương trình truyền hình, thích ứng với nhiều thiết bị đầu cuối đang phát triển ngày một mạnh mẽ và đa dạng.

- Thực tế chứng minh rằng, trong thời gian vừa qua, truyền hình Việt Nam đã thể nghiệm việc triển khai hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) cho một số thể loại chương trình theo nhiều cách thức khác nhau và bước đầu đã thu nhận được một số kết quả nhất định.

Như vậy, luận án đã hệ thống hóa lý luận về mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV); khảo sát, đánh giá thực trạng triển khai truyền hình xã hội trên thế giới, cũng như khảo sát, đánh giá bước khởi đầu của mô hình này trong ngành truyền hình Việt Nam. Từ các phân tích, tổng hợp, tác giả nhận định việc ứng dụng phát triển hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) ở Việt Nam là khả thi, và đề xuất các giải pháp cụ thể.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Còn nhiều khoảng trống nghiên cứu về lĩnh vực truyền hình, cụ thể:

- Nghiên cứu chuyên sâu về nội dung, các đặc thù, tính chất, thể loại chương trình sản xuất cho hệ sinh thái nội dung của truyền hình được phân phối trên nền tảng Internet, chỉ rõ những điểm tương đồng và khác biệt trong nội dung của các chương trình truyền hình này so với các chương trình truyền hình truyền thống;

- Nghiên cứu chuyên sâu về cách thiết lập hệ thống kênh bổ trợ- hệ thống đa kênh (multichannel) của truyền hình xã hội (social TV);

- Nghiên cứu chuyên sâu về quy trình sản xuất, vận hành và quản trị các nội dung truyền hình trên môi trường Internet;

- Nghiên cứu chuyên sâu về công chúng hiện đại, trong đó có công chúng của truyền hình thời đại Internet với những đặc tính khác biệt điển hình;

- Nghiên cứu chuyên sâu về công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả truyền thông, từ đó định vị chiến lược tiếp cận thế hệ công chúng truyền hình mới trên nền tảng Internet, phương thức duy trì cộng đồng người dùng ngày càng được cá thể hóa, di động và phân mảnh trên nền tảng Internet.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Lê Vũ Điệp (2016), “Truyền hình Internet hiện nay- Một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Thông tin Đối ngoại (4), Ban Tuyên giáo Trung Ương- ISSN: 1859- 0543, tr.38-41.

Lê Vũ Điệp (2017), “Tương tác đa chiều- một gợi ý đo lường chỉ số khán giả truyền hình”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội 80 (141), tháng 11/2017, Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam- ISSN: 1859- 3917, tr.100- 104.

Lê Vũ Điệp (2018), “Truyền hình trong kỷ nguyên số- từ người bán báo dạo đến bác sỹ tâm lý”, Tạp chí Người làm báo (416), tháng 10/2018, Hội nhà báo Việt Nam, ISSN: 0886- 7691, tr.50- 52.

Lê Vũ Điệp (2018), “Người dẫn đường” trong kỷ nguyên ma trận của các phương tiện truyền thông”, Tạp chí Người làm báo, (418), tháng 12/2018, Hội nhà báo Việt Nam, ISSN: 0886- 7691, tr.45- 47.

Lê Vũ Điệp (2018), tài liệu Hội thảo quốc tế “Ngành truyền hình- Một sự thay đổi toàn cảnh”, Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 38, Đà Lạt- Lâm Đồng, https://lhthtq.vtv.vn/cac-ky-lien-hoan-truoc/hoi-thao-mang-xa-hoi-va-truyen-hinh-bai-thuyet-trinh-nganh-truyen-hinh-mot-su-thay-doi-toan-canh-20181221155834706.htm

Lê Vũ Điệp (2018), “Chúng ta đang tương tác với thế giới thế nào”, Hội thảo quốc tế “Mạng xã hội và truyền hình”, Liên hoan Truyền hình toàn quốc, lần thứ 38, Đà Lạt- Lâm Đồng- https://www.facebook.com/watch/live/?v=1177957352359510

Lê Vũ Điệp (2019), “Social TV: Mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội”, Tạp chí Người làm báo (428), tháng 10/2019, Hội nhà báo Việt Nam, ISSN: 0886-7691, tr.49-51.

Lê Vũ Điệp (2019), “Truyền hình hiện đại tại Việt Nam dưới góc nhìn của lý thuyết Văn hóa Hội tụ” (New television in Vietnam from the perspective of Convergence Culture Theory), Tạp chí Khoa học Công nghệ thông tin và Truyền thông (4), Bộ Thông tin và Truyền thông; ISSN: 2525-2224, tr.3- 8.

Lê Vũ Điệp (2020), “Xu hướng phát triển nội dung chéo, chương trình 360 độ trên đa nền tảng” (Cross content and 360 degree-program on multiplatform), Tạp chí Khoa học Công nghệ thông tin và Truyền thông, (2); Bộ Thông tin và Truyền thông; ISSN: 2525-2224; ISSN: 2525-2224, tr.26- 32

 Phương Thảo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   |