Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Hồ Thu Hà
Tên đề tài: Nghiên cứu trường diễn về hành vi nguy cơ đến sức khỏe và các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh trung học phổ thông

1. Họ và tên: Hồ Thu Hà                                                2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 28/10/1990                                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 998/QĐ-CTHSSV, ngày 26/7/2016

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Đổi tên đề tài, từ “Xây dựng chương trình phòng ngừa dựa vào trường học đối với hành vi nguy cơ ở trẻ vị thành niên” (Design of a school-based prevention program against risky behaviors in adolescents) thành “Nghiên cứu trường diễn về hành vi nguy cơ đến sức khỏe và các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh trung học phổ thông” (A longitudinal study of health risk behaviors and mental health problems in high school aged adolescents)

- Kéo dài thời gian học tập, từ 28/7/2019 đến 28/6/2020

7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu trường diễn về hành vi nguy cơ đến sức khỏe và các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh trung học phổ thông” (A longitudinal study of health risk behaviors and mental health problems in high school aged adolescents)

8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên

9. Mã số: 9310401.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Bahr Weiss

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Nghiên cứu cho thấy khoảng 60% học sinh trung học phổ thông Việt Nam không đạt mức hoạt động thể chất được khuyến nghị. Khoảng 1/5 không đạt mức tối thiểu là 30 phút/ngày.

- Tuy học sinh báo cáo nhìn chung đều hướng tới ăn uống lành mạnh, nhưng chỉ một số ít cho biết có các hành vi ăn uống lành mạnh trong thực tế (ví dụ các hành vi tiêu thụ hoa quả và rau củ, hạn chế tiêu thụ đồ ngọt).

- Tỉ lệ hút thuốc thấp hơn đáng kể so với các nước Châu Á khác và phương Tây: khoảng một trên mười trẻ báo cáo đã từng thử hút thuốc, nhưng chỉ khoảng 1% từng hút thuốc trong 30 ngày trước thời điểm điều tra.

- Tỉ lệ sử dụng rượu ở học sinh trung học phổ thông đáng lo ngại, với khoảng một nửa số người trả lời cho biết đã từng thử uống rượu, và khoảng 15% từng uống rượu trong 30 ngày trước thời điểm điều tra.

- Xét hành vi sử dụng Internet có vấn đề, gần 10% trẻ có kiểu hành vi sử dụng Internet không phù hợp, và khoảng hai phần ba có các vấn đề thường xuyên với việc sử dụng Internet.

- Yếu tố nhân khẩu duy nhất có mối liên hệ có ý nghĩa với các hành vi nguy cơ là yếu tố giới, với tỉ lệ nam giới thử nghiệm rượu và thuốc lá nhiều hơn so với nữ giới và ngược lại, nữ giới có xu hướng ít hoạt động thể chất hơn nam giới.

- Không có mối liên hệ có ý nghĩa nào giữa bốn hành vi nguy cơ lớn theo cả hai chiều dự báo.

- Hành vi sử dụng Internet có vấn đề dự báo cho xu hướng tăng các điểm trầm cảm, lo âu và stress ở trẻ vị thành niên: trẻ càng sử dụng Internet theo hướng có hại (như quá nhiều thời gian trực tuyến), càng tăng khả năng các triệu chứng về trầm cảm, lo âu và stress từ thời điểm đo 1 đến thời điểm đo 2. Tuy nhiên, các vấn đề về sức khỏe tâm thần không dự báo cho việc sử dụng Internet có vấn đề.

- Chiết khấu trì hoãn và sự giám sát của cha mẹ không có ảnh hưởng tới mối liên hệ dự báo giữa các hành vi nguy cơ và các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có) Kết quả nghiên cứu đóng góp cho nền tảng kiến thức của các nhà chuyên môn về sức khỏe và các cán bộ chính sách nhằm năng cao các hành vi sức khỏe và thiết kế các chương trình phòng ngừa và can thiệp với hành vi sử dụng Internet có vấn đề ở trẻ vị thành niên.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)                       

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Hồ Thu Hà, Đặng Hoàng Minh (2017). Tổng quan về các hành vi nguy cơ đến sức khỏe ở trẻ vị thành niên: Thực trạng, các mô hình lý thuyết và các yếu tố có liên quan. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Phát triển hòa nhập xã hội dựa vào cộng đồng: Cơ hội và thách thức, 349-358. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. ISBN: 978-604-73-5599-0.

Hồ Thu Hà, Vũ Thị Hương Xuân (2017). Hành vi nguy cơ đến sức khỏe ở học sinh trung học trên địa bàn Hà Nội. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Tâm lý học khu vực Đông Nam Á lần thứ nhất: Hạnh phúc con người và phát triển bền vững, 3, 374-385. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. ISBN: 978-604-62-9913-4.

Hồ Thu Hà, Nguyễn Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Hồng (2019). Hành vi nghiện điện thoại thông minh ở trẻ vị thành niên – Mối liên hệ với các vấn đề cảm xúc và sự thể hiện bản thân mang tính hoàn hảo. Tạp chí Tâm lý học, 9 (246) – 2019, 52-65.

Hồ Thu Hà, Đặng Hoàng Minh, Bahr Weiss (2019). Chiết khấu trì hoãn và mối liên hệ với các hành vi nguy cơ đến sức khỏe: Tổng quan nghiên cứu và đề xuất ứng dụng trong trường học ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Giáo dục, 35, 4 (2019), 75-86.

 Phương Hoa
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   |