Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Hồng Vân
Tên đề tài: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy văn hoá tộc người ở khu vực hồ Hoà Bình

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Vân                                2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 08/10/1979                                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 380/QĐ – VNH ngày 4 tháng 11 năm 2016 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

- Thay đổi tên đề tài luận án và bổ sung cán bộ hướng dẫn luận án tiến sỹ theo quyết định số 250A/QĐ – VNH, ngày 19/10/2018 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển.

- Gia hạn đào tạo và bảo vệ luận án 24 tháng, theo quyết định số 294/QĐ –VNH, ngày 12/11/2019 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển.

7. Tên đề tài luận án: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy văn hoá tộc người ở khu vực hồ Hoà Bình.

8. Chuyên ngành: Việt Nam học                                     9. Mã số: 62220113

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Trương Quang Hải, TS. Hoàng Thị Thu Hương           

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Xác lập được khung phân tích cho: mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy văn hóa tộc người gắn với du lịch cộng đồng (DLCĐ); điều kiện phát triển du lịch cộng đồng; tiêu chí đánh giá du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy văn hoá tộc người. Từ đó áp dụng cho khu du lịch quốc gia hồ Hoà Bình.

- Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá tác động của DLCĐ đến bảo tồn và phát huy VHTN gồm 21 tiêu chí thuộc 5 nhóm tiêu chí: i) Chấp nhận đa dạng văn hoá; ii) Giữ gìn ngôn ngữ tộc người; iii) Giữ gìn bản sắc VHTN; iv) Ý thức tự giác tộc người; v) Văn hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội; đây là cơ sở cho đánh giá tác động của du lịch đến bảo tồn, phát huy VHTN và phát triển văn hóa bền vững.

- Luận án đã phân tích và đánh giá các điều kiện phát triển DLCĐ gắn với bảo tồn, phát huy văn hoá tộc người ở khu vực hồ Hoà Bình. 5 điều kiện cơ bản đó là: i) Điều kiện về tài nguyên du lịch văn hoá, đặc biệt là văn hoá tộc người mang đặc trưng văn hoá thung lũng; ii) Điều kiện về cộng đồng dân cư là các tộc người thiểu số với trình độ và năng lực làm du lịch còn hạn chế, nhưng sẵn lòng ủng hộ phát triển du lịch tại cộng đồng; iii) Điều kiện về thị trường khách du lịch với nhiều triển vọng; iv) Điều kiện tiếp cận điểm đến nhiều thuận lợi; v) Điều kiện hỗ trợ khác.

- Luận án đã đánh giá thực trạng phát triển DLCĐ gắn với bảo tồn, phát huy văn hoá tộc người khu vực hồ Hoà Bình trên các khía cạnh: Sự tăng trưởng về lượng khách du lịch, doanh thu du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đầu tư, quảng bá cho du lịch cũng như những bất cập trong phát triển du lịch cộng đồng; sự tham gia của người dân địa phương vào du lịch.

- Nghiên cứu đã đánh giá tác động của DLCĐ đến văn hoá tộc người khu vực hồ Hoà Bình và mức độ bền vững văn hoá tộc người trong hoạt động DLCĐ cho toàn khu vực hồ Hoà Bình và các bản nghiên cứu tiêu biểu theo 5 nhóm tiêu chí và 21 tiêu chí đã đề cập ở trên. 

- Nghiên cứu đã xây dựng được qui trình bảo tồn, phát huy  VHTN trong hoạt động du lịch; cách thức xây dựng sản phẩm dịch vụ du lịch mang đặc trưng văn hóa địa phương.

- Nghiên cứu đề xuất định hướng, giải pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy văn hoá các tộc người.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Kết quả của luận án giúp các nhà quản lý:

+ Nhận diện và lựa chọn  văn hoá tộc người khu vực hồ Hoà Bình như một nguồn lực tiêu biểu cho phát triển DLCĐ.

+ Nhận diện rõ những tác động của du lịch đến văn hoá tộc người. Từ đó, có những định hướng, kế hoạch phát huy văn hoá tộc người phục vụ cho phát triển du lịch cộng đồng.

- Các giải pháp và mô hình phát triển du lịch cộng đồng mà luận án đưa ra có thể đem lại những giá trị thực tiễn cho sự phát triển của DLCĐ và góp phần bảo tồn, phát huy văn hoá, nâng cao đời sống, phát triển cộng đồng và phát triển văn hoá bền vững.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Phát triển du lịch văn hoá tộc người – giải pháp bảo tồn văn hoá bền vững khu vực hồ Hoà Bình.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Hoang Thi Thu Huong, Nguyen Thi Hong Van (2018), “Rural - urban migration to secondary cities and the role of community based tourism (CBT) to local livehoods: A case study of Hoa Bình reservoir area”, International symposium, Nexus of migration and tourism creating social sustainability, pp. 218 – 243.

(Hoàng Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hồng Vân (2018), “Di cư nông thôn - đô thị ở những thành phố hạng 2 và vai trò của du lịch cộng đồng (CBT) đối với sinh kế địa phương: Nghiên cứu trường hợp tại khu vực hồ thuỷ điện Hoà Bình”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Mối quan hệ của di cư và DL nhằm tạo ra sự bền vững về xã hội, tr. 218 - 243).

[2]  Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Thư (2019), “Đánh giá phát triển DLCĐ vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình theo tiêu chí bền vững”, Kỷ yếu hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ XI, Tập 1, tr. 777 – 787.

[3]  Nguyễn Thị Hồng Vân (2019), “DLCĐ vùng hồ Hoà Bình: quá trình hình thành, phát triển và mô hình tổ chức”, Tạp chí địa lý nhân văn, số 4 (27), tr. 24 – 31.

[4]  Nguyễn Thị Hồng Vân, Hoàng Thị Thu Hương, Vũ Hải Nam (2020), “Mô hình DL sinh thái CĐ – giải pháp cho phát triển DL bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình”, Tạp chí phát triển bền vững vùng, số 4 (Quyển 10), tr. 123 - 135.

 Phương Hoa
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   |