Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lê Thị Huyền Trang
Tên đề tài: Mối quan hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và hành vi gây hấn ở học sinh trung học phổ thông

1. Họ và tên: Lê Thị Huyền Trang                                               2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 30/04/1981                                                            4. Nơi sinh: Yên Bái

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1090/QĐ-CTHSSV ngày 14/7/2017

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Ngày 16/8/2017, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục ra Quyết định số 1228 /QĐ-ĐHGD về việc giao đề tài luận án và cử cán bộ hướng dẫn khoa học cho nghiên cứu sinh. Đề tài luận án có tên “Trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và hành vi phạm tội của học sinh trường giáo dưỡng”.

Ngày 20/3/2019, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục ra Quyết định số 373/QĐ-ĐHGD về việc cho phép chỉnh sửa tên đề tài luận án thành: “Mối quan hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và hành vi gây hấn ở học sinh trung học phổ thông”.

7. Tên đề tài luận án: Mối quan hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và hành vi gây hấn ở học sinh trung học phổ thông

8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng TE & VTN                       9. Mã số: 9310401.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Hoàng Minh; PGS.TS. Lê Văn Hảo

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Về lý thuyết, luận án này đã tổng hợp, phân tích, diễn giải và khái quát hóa các kiến thức khoa học đã được công bố, đồng thời chỉ ra các khoảng trống kiến thức cần phải tìm hiểu. Cụ thể, nghiên cứu này tổng hợp được các thông tin cho thấy trải nghiệm thơ ấu tiêu cực của cá nhân khá phổ biến ở nhiều cộng đồng sắc tộc khác nhau với tỷ lệ thường thấy trên 50% số người trả lời. Bên cạnh đó, một số tác giả cho rằng hành vi gây hấn là phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên. Có nhiều nghiên cứu về trải nghiệm lạm dụng, bạo lực gia đình, bắt nạt có liên quan đến hành vi gây hấn. Hơn nữa, luận án này cũng tổng hợp các tài liệu khoa học đã công bố về một số yếu tố có khả năng tác động đến độ mạnh yếu của mối quan hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và hành vi gây hấn như tính cá nhân, tính tập thể, đặc điểm nhẫn tâm – vô cảm và khả năng phục hồi. Từ đó, tác giả luận giải lý do đưa các yếu tố này vào mô hình nghiên cứu với tư cách là các biến điều hòa. 

Về thực tiễn, nghiên cứu này chứng minh mức độ phơi nhiễm trải nghiệm thơ ấu tiêu cực ở học sinh Việt Nam là rất cao 84,3%, trung bình mỗi em có 2,7 trải nghiệm. Một số trải nghiệm nghiêm trọng như lạm dụng tình cảm, lạm dụng thể chất có tỷ lệ học sinh tiếp xúc cao hơn so với các nghiên cứu trước đó ở Việt Nam. Thực trạng gây hấn là nghiêm trọng với 99,4% các em đã từng gây hấn, 1/3 “thường xuyên” và 1/5 “luôn luôn” gây hấn bằng ít nhất một hành vi. Học sinh nữ báo cáo về tổng điểm gây hấn cao hơn đáng kể so với học sinh nam.

Nghiên cứu này đã chứng minh được mối quan hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và hành vi gây tương quan thuận ở mức thấp và trung bình. Tổng điểm trải nghiệm thơ ấu tiêu cực có thể dự báo được tổng điểm gây hấn chung 9,3%. Với mỗi đơn vị độ lệch chuẩn của TNTATC tăng lên, logarit độ lệch chuẩn của tổng điểm gây hấn tăng 0,308 đơn vị. Chỉ có 5/13 loại tham gia vào phương trình dự báo với hệ số dự báo giảm dần là lạm dụng tình cảm, lạm dụng tình dục, lạm dụng thể chất, chứng kiến bạo lực tại cộng đồng và cha mẹ chia ly/qua đời. Lạm dụng và bạo lực xã hội là hai biến nhóm gây ảnh hưởng đáng kể lên hành vi gây hấn.

Nghiên cứu cũng chứng minh được tính tập thể và đặc điểm nhẫn tâm-vô cảm là biến điều hòa. Tính tập thể là nhân tố bảo vệ, giúp làm giảm nguy cơ gây hấn ở học sinh có trải nghiệm thơ ấu tiêu cực. Ngược lại, đặc điểm nhẫn tâm-vô cảm là nhân tố nguy cơ làm gia tăng hành vi gây hấn ở trẻ có trải nghiệm thơ ấu tiêu cực. Kết quả nghiên cứu ủng hộ lý thuyết học tập xã hội về hành vi gây hấn là được học từ các trải nghiệm có tính bạo lực từ quá khứ; ủng hộ lý thuyết giao thoa văn hóa về tính tập thể là tác nhân trừng phạt giúp làm giảm hành vi gây hấn; ủng hộ lý thuyết tâm sinh và lý thuyết nhận thức hành vi về đặc điểm nhẫn tâm vô cảm như tác nhân củng cố hành vi gây hấn ở người có trải nghiệm thơ ấu tiêu cực.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)

Kết quả nghiên cứu giúp người thực hành tâm lý lâm sàng và các nhà giáo dục có cơ hội để hiểu về hành vi có vấn đề của trẻ. Họ có thể định danh sự gây hấn được thực hiện với chức năng và hình thức gì và nhân tố nào có thể là nguy cơ khởi phát và duy trì gây hấn. Định danh và tìm ra biến nguy cơ cho gây hấn từ nghiên cứu này có thể giúp rút ngắn thời gian can thiệp tâm lý lâm sàng và tăng cường chất lượng trị liệu. Có nhận thức rộng rãi rằng, các can thiệp cho vấn đề hành vi hiệu quả nhất là can thiệp để cải tạo môi trường xung quan của cá nhân có vấn đề hành vi. Cho nên, kết quả của nghiên cứu này có thể giúp các nhà giáo dục lên các kế hoạch làm việc phù hợp với phụ huynh, cải thiện môi trường học tập để ngăn cản nguyên nhân gây hấn phát huy ảnh hưởng của nó. Người chăm sóc trẻ cũng sẽ có cơ hội hiểu được 10/13 nhóm trải nghiệm thơ ấu tiêu cực có gốc rễ từ các hoạt động trong gia đình, chỉ có 3 trải nghiệm thơ ấu tiêu cực đến từ bên ngoài xã hội nhưng vẫn có liên quan đến sự giám sát của gia đình. Do vậy, nếu muốn trẻ có những hành vi thân thiện và được chấp nhận bởi cộng đồng, người chăm sóc trẻ cần chú ý đến cách hành xử của những người trưởng thành trong gia đình đối với trẻ và giữa những người lớn với nhau.

Việc chứng minh được vai trò của các biến điều hòa cũng rất hữu ích cho những người chăm sóc, giáo dục và trị liệu cho trẻ. Chẳng hạn, tính tập thể được xác định là biến điều hòa cũng kích thích những sáng kiến, chính sách phát triển cộng đồng thân thiện, bền vững nhằm tạo môi trường có “tài sản” và “nguồn lực” mạnh mẽ để trẻ có cơ hội phục hồi sau những sự kiện gây căng thẳng. Trong khi đó, nhờ hiểu biết về đặc điểm nhẫn tâm-vô cảm mà các nhà nghiên cứu và thực hành lâm sàng có thể phát triển các chương trình hỗ trợ cho trẻ để sớm ngăn chặn hoặc giảm thiểu những tác động do nhân tố này gây ra.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

Các nghiên cứu tiếp theo về trải nghiệm thơ ấu tiêu cực nên mở rộng nghiên cứu với việc tuyển dụng người tham gia với quy mô lớn hơn, bao gồm cả ở các cộng đồng dân tộc thiểu số hoặc nhóm yếu thế, thăm dò thêm các hậu quả về nhận thức, cảm xúc, thành tích trong lao động, học tập, sức khỏe thể chất và sức khỏe các mối quan hệ của cá nhân.

Các trải nghiệm bỏ bê, người nhà bị rối loạn tâm thần, người nhà bị bắt giam có thể sẽ không tác động tới gây hấn theo con đường trực tiếp mà trung gian qua yếu tố nào đó, hoặc các biến này chỉ giữ vai trò điều hòa trong mối quan hệ giữa biến độc lập khác tới biến phụ thuộc hành vi gây hấn.

Tính tập thể trở thành biến bảo vệ đáng kể đối với các em học sinh gây hấn có trải nghiệm thơ ấu tiêu cực. Các nghiên cứu tiếp theo nên tìm cách trả lời câu hỏi làm thế nào để chúng ta bồi đắp thêm tính tập thể và tạo điều kiện cho tính tập thể phát huy vai trò điều hòa của nó hiệu quả nhất mà không làm ảnh hưởng tới sự tự do và riêng tư của cá nhân? Trong xã hội hiện đại với sự phổ biến của các thiết bị điện tử cá nhân như hiện nay, các mối quan hệ thực trở sẽ nên lỏng lẻo và các mối quan hệ ảo thì khó kiểm soát.  Các bậc phụ huynh, nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà trị liệu cần chuẩn bị tốt hơn để các em bị phơi nhiễm trải nghiệm thơ ấu tiêu cực được trải nghiệm môi trường tập thể.

Đặc điểm nhẫn tâm-vô cảm được chứng minh là biến điều hòa nhưng cũng có ý kiến cho rằng nhân tố này giữ vai trò trung gian. Bởi vì nghiên cứu này lựa chọn khảo sát trên mẫu cộng đồng nên có thể không phản ánh được hết chiều sâu của đặc điểm nhẫn tâm – vô cảm. Các nghiên cứu tương lai nên mở rộng phạm vi khảo sát mẫu trên nhóm can thiệp lâm sàng và nhóm phạm pháp để có thể thu được thông tin tối ưu hơn.

Đối với tính cá nhân, biến này vẫn còn tiềm năng để nghiên cứu tiếp với sự xem xét cẩn thận từ góc độ văn hóa và sự thay đổi trong cách đánh giá đối với các tiêu chí hình thành nên các khái niệm này. Cuối cùng, ngay cả khi các gợi ý trên không được lựa chọn và vẫn còn có nhà nghiên cứu hứng thú với mô hình này, khuyến cáo được đưa ra đối với họ là nên phát triển các thang đo khác hoặc tiếp tục cải thiện thang đo sao cho tiệm cận gần nhất với văn hóa Việt Nam tại thời điểm thực hiện nghiên cứu.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Lê Thị Huyền Trang & Đặng Hoàng Minh (2017). Mối quan hệ giữa TNTATC và hành vi phạm tội. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về tâm lý khu vực Đông Nam Á, quyển 3, p.405-415. ISBN: 978-604-62-9913-4

Lê Thị Huyền Trang & Đặng Hoàng Minh (2019). Thích nghi thang đo xung đột đồng đẳng rút gọn (PCS20) ở học sinh Việt Nam. Tạp chí Tâm lý học, 9 (246), 29-39. ISSN: 1859-0098

Lê Thị Huyền Trang & Đặng Hoàng Minh (2021). Mối quan hệ giữa đặc điểm nhẫn tâm-vô cảm và hành vi gây hấn ở học sinh trung học phổ thông. Tạp chí Tâm lý học, 1 (262), 44-59. ISSN: 1859-0098.

Lê Thị Huyền Trang & Đặng Hoàng Minh (2021). Gây hấn ở học sinh trung học phổ thông: hình thức và chức năng. VNU Journal of Science: Education Research. 37 (1). DOI: 10.25073/2588-1159/vnuer.4477.  e-ISSN: 2588-1159.

Trang Le, Hoang Minh Dang, Bahr Weiss (2021). Prevalence of Adverse Childhood Experiences among Vietnamese High School Students. Child Abuse & Neglect. ISSN 0145-2134 (Manuscript submitted).

 Hồng Minh - VNU - UED
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   |