Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thùy Dương
Tên đề tài: Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các Hiến pháp Việt Nam

1. Họ và tên: Nguyễn Thuỳ Dương                                 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 05/12/1989                                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 5385/QĐ-ĐHQGHN, ngày 31/12/2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định gia hạn số 107/QĐ-ĐHQGHN ngày 14/01/2019, số 1913/QĐ-ĐHQGHN ngày 19/06/2019, số 3018/QĐ-ĐHQGHN ngày 26/09/2019, số 183/QĐ-ĐHQGHN ngày 20/01/2020, số 2146/QĐ-ĐHQGHN ngày 23/07/2020 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các Hiến pháp Việt Nam

8. Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật

9. Mã số: 9380101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Công Giao & TS. Nguyễn Thị Minh Hà

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Những kết quả chính của luận án:

Thứ nhất, Luận án xây dựng khung lý thuyết về cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo hiến pháp và các thành tố cấu tạo nên cơ chế này trên cơ sở tiếp cận liên ngành giữa luật học, lịch sử và chính trị.

Thứ hai, Luận án phân tích, đánh giá sự phát triển của cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam từ 1946 đến nay, từ đó chỉ ra đặc điểm của cơ chế này tương ứng với bối cảnh lịch sử, chính trị, kinh tế qua từng thời kỳ.

Thứ ba, Luận án đưa ra quan điểm và giải pháp hoàn thiện về cơ chế hiến định bảo vệ các quyền con người, quyền công dân trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn có liên quan trong luật nhân quyền quốc tế cũng như kinh nghiệm trong hiến pháp một số quốc gia trên thế giới mà Việt Nam có thể áp dụng.       

Qua nghiên cứu “Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các Hiến pháp Việt Nam”, tác giả đi đến một số kết luận như sau:

(i) Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo hiến pháp là một bộ phận quan trọng trong hiến pháp quốc gia, được hình thành bởi các thể chế và thiết chế hiến định. Trong đó, thể chế là các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận theo hiến pháp - khách thể bảo vệ của cơ chế, là nền tảng để các thiết chế được trao quyền theo hiến pháp vận hành cơ chế này trên thực tế.

(ii) Sự phát triển của cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo hiến pháp quốc gia chịu ảnh hưởng từ những yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, lịch sử đặc trưng cho bối cảnh của mỗi quốc gia, tuy nhiên đều chịu tác động của luật nhân quyền quốc tế ở những mức độ khác nhau. Cơ chế hiến định bảo vệ quyền con người, quyền công dân đã được xác lập trong các bản Hiến pháp Việt Nam, kể từ bản Hiến pháp đầu tiên vào năm 1946 cả về mặt thiết chế cũng như thể chế. Cơ chế này đang ngày càng hoàn thiện theo hướng tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Tuy nhiên, sự vận hành của cơ chế này còn gặp một số hạn chế trên thực tế như: thiếu cơ chế bảo hiến rõ ràng, cơ chế giải thích hiến pháp chưa hoàn thiện, nhận thức về quyền con người là vấn đề nội bộ của quốc gia dẫn đến nhận thức chưa thực sự cởi mở đối với việc tiếp nhận những khuyến nghị từ bên ngoài liên quan đến việc bảo vệ và thực thi các quyền con người.

(iii) Luận án tiếp cận cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân từ quan điểm của luật nhân quyền quốc tế, theo đó bảo vệ là sự bảo đảm hiến định khỏi những hành vi xâm phạm làm suy giảm, tổn hại và vô hiệu hoá các quyền này. Bảo vệ các quyền hiến định không đơn giản chỉ là phát hiện, xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại mà còn bao gồm cả bảo đảm thực thi và giám sát thực thi các quyền này trên thực tế. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, cơ chế bảo hiến vẫn chưa được hình thành một cách rõ ràng, các cơ chế nhằm bảo đảm và giám sát thực thi chính là phương thức hữu hiệu nhằm bảo vệ các quyền hiến định khỏi sự xâm hại từ chủ thể công. Trên cơ sở phân tích toàn diện cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp trong bối cảnh của Việt Nam, luận án đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế này cả về mặt thể chế và thiết chế.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): thứ nhất, Luận án làm rõ các ưu điểm và hạn chế của cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp hiện hành, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của cơ chế này trên cơ sở học tập các kinh nghiệm tiến bộ trên thế giới phù hợp để áp dụng tại Việt Nam; thứ hai, Luận án đóng góp một phần tư liệu cho người học, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quyền con người, quyền công dân và Hiến pháp ở Việt Nam.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Sửa đổi Hiến pháp theo hướng phù hợp với pháp luật quốc tế về quyền con người.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

 Vũ Công Giao, Nguyễn Thuỳ Dương (2016), “Quyền con người trong giai đoạn xét xử theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 10 (314)/Kỳ 2 – Tháng 5/2016, tr. 9 - 19.

Vũ Công Giao, Nguyễn Thuỳ Dương (2017), “Những giá trị nổi bật về quyền con người của Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong Hiến pháp năm 2013”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội - chuyên san Luật học, Tập 33, Số 3, tr. 33 – 40.

Vũ Công Giao, Nguyễn Thuỳ Dương (2018), “Quyền được hưởng an sinh xã hội trong luật nhân quyền quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 1 (353)/Kỳ 1 – Tháng 01/2018, tr. 13 - 23.

Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Thuỳ Dương (2019), “Quốc hội lập pháp hay hãm lập pháp”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội - chuyên san Luật học, Tập 35, Số 1, tr. 10 - 16.

Vũ Công Giao, Nguyễn Thuỳ Dương (2019), “Quyền tự do đi lại theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 14 (390)/Kỳ 2 – Tháng 7/2019, tr. 20 - 29.

Nguyễn Thuỳ Dương (2020), “Áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong việc bảo đảm thực thi các quyền hiến định ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội - chuyên san Luật học, Tập 36, Số 2, tr. 65 - 72.

 Bích Vân - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   |