Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông báo bảo vệ LATS cấp ĐHQG của NCS Patthida Bunchavalit
Tên đề tài: Biến thể thanh điệu tiếng Việt qua các thế hệ Việt kiều ở tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cấp ĐHQG cho NCS Patthida Bunchavalit

Đề tài: Biến thể thanh điệu tiếng Việt qua các thế hệ Việt kiều ở tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam                                                            Mã số: 62 22 01 02

Thời gian: 08 giờ 30 phút ngày 07 tháng 10 năm 2021

Địa điểm: Phòng 302, nhà E, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Một số thông tin cơ bản LATS của NCS như sau:

*/ Tóm tắt các kết quả mới của luận án

Hệ thống thanh điệu tiếng Việt của các thế hệ Việt kiều ở tỉnh Nakhon Phanom chịu ảnh hưởng của cả nhân tố bên trong lẫn nhân tố bên ngoài, tức cơ chế đơn giản hóa của chính hệ thanh điệu và hiện tượng giao thoa ngôn ngữ do tiếp xúc với hệ thanh điệu tiếng Thái tiếng Isan và tiếng Lào. So với hệ thống thanh điệu tiếng Việt gốc, thanh huyền là một thanh duy nhất không biến đổi trong khi thanh hỏi, thanh ngã và thanh nặng đã biến đổi do cả nhân tố bên trong lẫn nhân tố bên ngoài, thanh ngang và thanh sắc chỉ biến đổi do nhân tố bên ngoài. Như vậy, có thể dự đoán đặc trưng các biến thể thanh điệu tiếng Việt của các thế hệ Việt kiều ở tỉnh Nakhon Phanom sẽ biến đổi trong tương lai như sau: thanh ngang sẽ không biến đổi về âm điệu nhưng có thể biến đổi về âm vực, tức có âm vực thấp hơn thanh ngang trong tiếng Việt gốc; thanh huyền sẽ không biến đổi cả về mặt âm vực lẫn âm điệu; thanh sắc có xu hướng chỉ còn lại hai biến thể mới là: 1) xuống-lên như thanh chặt tạ va5 (thấp-xuống-lên) trong tiếng Thái; 2) bằng phẳng như thanh 5 [22] trong tiếng Isan ở âm tiết kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh nhưng cả hai biến thể đều có âm vực thấp hơn thanh sắc trong tiếng Việt gốc; thanh hỏi có xu hướng chỉ còn lại một biến thể mới là thấp-xuống như thanh huyền hoặc thanh ệch2 (thấp-xuống) trong tiếng Thái; thanh ngã có xu hướng còn lại cả biến thể gốc và biến thể mới (xuống-lên, lên, lên- tắc thanh hầu, lên-xuống, lên-xuống-tắc thanh hầu), riêng hiện tượng tắc thanh hầu ở các biến thể mới sẽ mất đi hoàn toàn hoặc chỉ xuất hiện ở một số biến thể; thanh nặng có xu hướng mất đi hoàn toàn biến thể gốc và cuối cùng thanh nặng sẽ còn lại ba biến thể mới là: 1) thấp-xuống như thanh huyền hoặc thanh ệch2 (thấp-xuống) trong tiếng Thái; 2) thấp-bằng phẳng như thanh 5 [22] trong tiếng Isan;  3) thấp/trung bình-bằng phẳng-lên như thanh nặng ở âm tiết kết thúc không bằng phụ âm tắc vô thanh trong tiếng Việt gốc nhưng sẽ mất đi hiện tượng tắc thanh hầu ở mọi biến thể.

*/ Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Lỗi phát âm thanh điệu trong ngôn ngữ khác của người học ngoại ngữ.

*/ Những hướng nghiên cứu tiếp theo

Lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt của người Thái học tiếng Việt hoặc lỗi phát âm thanh điệu tiếng Thái của người Việt học tiếng Thái như một ngoại ngữ.

Kính mời quý vị quan tâm tới dự.

 Ngọc Linh - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   |