Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Đặng Thị Ngọc
Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá điều kiện địa lý cho định hướng không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường các huyện ven biển và huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

1. Họ và tên: Đặng Thị Ngọc                                          2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 24/6/1986                                                 4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 4982/QĐ-KHTN-CTSV ngày 27/11/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đánh giá điều kiện địa lý cho định hướng không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường các huyện ven biển và huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

8. Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường       9. Mã số: 9850101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Cao Huần; PGS.TS. Nguyễn Đăng Hội

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Đã xác định, làm rõ sự khác biệt về các yếu thành tạo, tiêu chí phân loại cảnh quan khu vực ven biển - đảo ven bờ, vận dụng cho khu vực các huyện ven biển và huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi thể hiện trên bản đồ cảnh quan và phân vùng cảnh quan tỉ lệ 1:50.000.

- Đã phân tích đặc điểm cấu trúc, đặc trưng trong phân hóa cảnh quan của các huyện ven biển và huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi theo các đơn vị phân loại và phân vùng. Sự tương tác giữa các yếu tố, quá trình địa lý tự nhiên của hệ thống lục địa - biển và đảo ven bờ cùng tác động của hoạt động nhân sinh đã tạo nên tính đa dạng và phân hóa của cảnh quan khu vực nghiên cứu từ lục địa ra biển và hải đảo. Hệ thống cảnh quan bao gồm 01 hệ, 02 phụ hệ, 03 lớp, 06 phụ lớp, 9 kiểu và 108 loại cảnh quan (75 loại cảnh quan đất liền, 27 loại cảnh quan biển và 06 loại cảnh quan đảo) và 08 tiểu vùng cảnh quan. Sự phân hóa cảnh quan thể hiện rõ theo hướng tây - đông (từ các cảnh quan núi thấp, gò đồi, đồng bằng chuyển tiếp xuống cảnh quan biển và cảnh quan đảo) và hướng bắc - nam (thể hiện ở sự khác nhau về hình thái địa hình và nền nhiệt ẩm của các tiểu vùng cảnh quan đồng bằng ven biển).

- Đã đề xuất được 32 không gian ưu tiên phát triển kinh tế gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo 8 tiểu vùng cảnh quan trên cơ sở kết quả đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan, phân tích chức năng của các tiểu vùng cảnh quan kết hợp với phân tích lợi thế so sánh và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đã xác lập mô hình liên kết giữa đất liền và biển đảo cho khu vực Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi là một tam giác phát triển với hai cực trên đất liền (Đô thị công nghiệp Dung Quất, Tp. Quảng Ngãi) và một cực trên đảo (đảo Lý Sơn) cùng hai tuyến lực phát triển. Các hợp phần mô hình với tính chất liên kết chặt chẽ dòng vận chuyển vật chất - sản phẩm về kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, quốc phòng an ninh và môi trường, góp phần phát triển hài hoà không chỉ cho không gian của mô hình mà còn cho tỉnh Quảng Ngãi và các khu vực khác từ lợi thế liên kết ngoài.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Hệ thống cơ sở dữ liệu, các kết quả nghiên cứu và tập bản đồ chuyên đề của luận án là những tài liệu khoa học có giá trị thực tiễn đối với quy hoạch không gian sử dụng tài nguyên và bảo vệ vùng bờ cấp tỉnh (cụ thể là tỉnh Quảng Ngãi) cho các nhà quản lý tham khảo khi đưa ra các định hướng tổ chức, sử dụng lãnh thổ theo hướng bền vững và quản lý tổng hợp vùng bờ.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục nghiên cứu để góp phần hoàn thiện lý luận phân loại cảnh quan biển và các tiêu chí xác định cho từng cấp phân vị.

- Nghiên cứu và đánh giá định lượng dịch vụ cảnh quan khu vực nghiên cứu để có cơ sở chắc chắn hơn cho định hướng không gian phát triển kinh tế gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng an ninh.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

Đặng Thị Ngọc, Nguyễn Cao Huần, Nguyễn Đăng Hội, Trần Văn Trường, Ngô Trung Dũng (2020), "Hệ thống phân loại và đặc điểm cảnh quan vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi", Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 36, số 4 (2020), tr. 52-63.

Đặng Thị Ngọc, Nguyễn Cao Huần, Nguyễn Đăng Hội (2018), "Hoạch định không gian phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực Dung Quất - thành phố Quảng Ngãi - huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi", Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, số 1 (2018), tr. 77-90.

Đặng Thị Ngọc, Nguyễn Cao Huần, Ngô Trung Dũng, Dư Vũ Việt Quân (2018), “Nghiên cứu phân hóa lãnh thổ tự nhiên cho liên kết không gian sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường khu vực ven biển và đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 10 (Quyển 1), tr. 146 -157.

Nguyen Cao Huan, Nguyen An Thinh, Luu Quoc Dat, Dang Thi Ngoc (2015), "Ranking the Priority of Marine Economic Activities in Small Islands based on Fuzzy AHP: Comparing Decision of Local Residents and Authorities in Cu Lao Bo Bai Island, Central Vietnam", Journal of Environment Management and Tourism, Volume VI, Issue 2(12) Winter 2015, pp. 297-308.

Nguyễn Cao Huần, Phạm Quang Anh, Đặng Thị Ngọc, Huỳnh Cao Vân, Dư Vũ Việt Quân, Ngô Trung Dũng, Hoàng Văn Trọng (2015), "Nghiên cứu phân hóa lãnh thổ tự nhiên cho hoạch định không gian phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đới bờ biển Đà Nẵng - Khánh Hòa", Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 31, số 1S (2015), tr. 148-157.

Đặng Thị Ngọc, Nguyễn Cao Huần, Đặng Thị Bích Hạnh, Đỗ Ngọc Vinh, Nguyễn Thái Hòa (2014), "Đặc điểm và sự phân bố địa lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi", Kỷ yếu Hội nghị địa lý toàn quốc lần thứ VIII (Quyển 1), tr. 89-99.

 VNU Media - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   |