Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Bảo Ngọc
Tên đề tài: Nghiên cứu hoạt động đại chúng hóa kinh điển Nho gia 10 năm đầu thế kỉ XXI ở Trung Quốc - Trường hợp tác phẩm Luận ngữ

1. Họ và tên: Nguyễn Bảo Ngọc                          2. Giới tính: Nữ            

3. Ngày sinh: 24/5/1983                                     4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận: Số 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu hoạt động đại chúng hóa kinh điển Nho gia 10 năm đầu thế kỉ XXI ở Trung Quốc - Trường hợp tác phẩm Luận ngữ

8. Chuyên ngành: Trung Quốc học                                 9. Mã số: 62 31 06 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Kim Sơn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: 

Về mặt lý luận:

Thứ nhất, luận án xây dựng khung lý thuyết về mô hình đại chúng hóa kinh điển Nho gia tại Trung Quốc; phát triển khái niệm đại chúng hóa kinh điển Nho gia.

Thứ hai, nghiên cứu hoạt động đại chúng hóa kinh điển Nho gia cung cấp thêm cơ sở khoa học cho lĩnh vực nghiên cứu Trung Quốc học.

Thứ ba, tạo nên lý luận mới về nghiên cứu đại chúng hóa Nho giáo qua cách tiếp cận liên ngành. 

Về mặt thực tiễn:

Luận án bước đầu hệ thống chủ trương về phát triển văn hóa Trung Quốc đậm đà bản sắc dân tộc, với việc phát triển định hướng nghiên cứu truyền bá lại kinh điển Nho gia - tác phẩm Luận ngữ trong kì Đại hội lần thứ XVI, XVII của Trung Quốc; 

Luận án phân tích, tổng hợp đánh giá kết quả điều tra 19 đoạn trích tác phẩm thuộc kinh điển Nho gia, 11 đoạn trích Luận ngữ trong tổng số sách 762 bài trong chương trình Ngữ văn từ lớp 1-12 của Trung Quốc;

Nghiên cứu đã thống kê và tiến hành phân tích tổng số luận án (luận văn được cấp bằng là 1.199 đề tài và 5.249 bài đăng trên các tạp chí nghiên cứu về Luận ngữ; 

Luận án làm rõ nội dung đại chúng hóa Luận ngữ về (1) tư tưởng Nhân giảng dạy trong hệ thống giáo dục phổ thông, (2) vấn đề xây dựng hình tượng người lãnh đạo trong thời kì mới, (3) “Nghĩa lợi quan” theo tư tưởng của Khổng Tử trong quá trình đại chúng hóa ở Trung Quốc; 

Thông qua phân tích so sánh đại chúng hóa Luận ngữ ở Trung Quốc và Truyện Kiều ở Việt Nam, rút ra một số bài học và gợi ý về hoạt động truyền bá các tác phẩm văn học đặc sắc của Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có) 

Luận án có những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể đóng góp thiết thực cho việc nghiên cứu và giảng dạy Trung Quốc học và tác phẩm Luận ngữ. Luận án cũng góp phần vào công tác đại chúng hóa các tác phẩm kinh điển Nho gia ở Việt Nam

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

Tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu vấn đề đại chúng hóa kinh điển về tư tưởng hay cổ học tinh hoa của Việt Nam

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

(1). Nguyễn Bảo Ngọc (2020), “Cơn sốt Nho học ở Trung Quốc thập niên đầu thế kỉ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (10 - 230), tr. 37-50.

(2). Nguyễn Bảo Ngọc (2020), “Tìm hiểu việc nghiên cứu nho học giai đoạn 2000-2010 qua phân tích tần số từ của từ khoá “kinh điển Nho gia” trong cơ sở dữ liệu CNKI và EBSCO”, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế (133), tr. 151-163.

(3). Nguyễn Bảo Ngọc (2021), “孔子思想汉语专业中的国概况教学研”, Kỉ yếu hội thảo khoa học Nghiên cứu dạy, học Tiếng Hán và Tiếng Hán thương mại lần thứ ba “Giải pháp phát triển Chương trình Tiếng Trung thương mại Chất lượng cao, học phần, học liệu trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay”, tr. 111-119.

 VNU Media - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   |