Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trịnh Phương Dung
Tên đề tài: Khát vọng tự do trong thơ nữ Việt Nam đương đại qua các tác giả: Dư Thị Hoàn, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh

1. Họ và tên: Trịnh Phương Dung                                               2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 11/12/1979                                                            4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 31/12/2013 

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Gia hạn thời gian học tập từ 01/01/2017 đến 31/12/2018.

- Trả về cơ quan công tác theo công văn số 652/XHNV-ĐT, ngày 15/03/2019.

7. Tên đề tài luận án: Khát vọng tự do trong thơ nữ Việt Nam đương đại qua các tác giả: Dư Thị Hoàn, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh.

8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam                                           9. Mã số: 62 22 01 21

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Thành

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Phân tích làm rõ khát vọng tự do như là một cảm hứng lớn, đã góp phần tạo nên những thành tựu, giá trị của thơ nữ đương đại, cũng như chỉ ra những hạn chế của thơ nữ thời kì này.

- Chương tổng quan tình hình nghiên cứu: Khái quát những nghiên cứu về thơ Việt Nam đương đại nói chung, thơ nữ đương đại và những nghiên cứu cụ thể về Dư Thị Hoàn, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly.

- Chương 2: Những nét cơ bản về thơ nữ đương đại Việt Nam với những cảm hứng chủ đạo; làm rõ những khát khao tình yêu, hạnh phúc, yếu tố phái tính như một nguồn cảm xúc chủ yếu.

- Chương 3: Làm rõ khát vọng tự do thể hiện qua các nhân vật trữ tình, đặc điểm của cái tôi trữ tình, cái tôi bản thể, mạnh mẽ và hướng nội, gắn liền với chủ thể sáng tạo là các nhà thơ nữ.

- Chương 4: Khai thác những nét đặc sắc nghệ thuật của thơ nữ đương đại với đặc điểm về ngôn ngữ, cách lựa chọn biểu tượng, xu hướng lựa chọn thể loại và hình thức biểu hiện; chỉ ra những tìm tòi, đổi mới mang tính sáng tạo của các nhà thơ nữ.

- Đánh giá một giai đoạn thơ có sự phát triển đa dạng và mới mẻ, bổ sung về mặt lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu một giai đoạn văn học sôi nổi lúc này.

- Luận án tìm hiểu khát vọng tự do trong thơ nữ đương đại, chủ yếu nghiên cứu qua bốn tác giả nữ tiêu biểu, góp phần làm rõ một đặc điểm quan trọng trong quá trình vận động và phát triển của đội ngũ các nhà thơ nữ trong tiến trình phát triển của thơ ca Việt Nam đương đại.

- Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về khát vọng tự do trong thơ nữ đương đại qua một số tác giả tiêu biểu.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đóng góp vào việc tìm hiểu thơ Việt Nam hiện đại nói chung, thơ nữ Việt Nam đương đại nói riêng.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Trịnh Phương Dung (2018), “Cái tôi cá nhân và khát vọng tự do, hạnh phúc trong thơ nữ Việt Nam đương đại”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, ISSN: 0866-8655 (414), tr. 112-116.

- Trịnh Phương Dung (2018), “Thơ tự do của Dư Thị Hoàn, Phan Huyền Thư”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức, ISSN: 1859-2759 (42), tr. 12-19.

- Trịnh Phương Dung (2020), “Cái tôi phái tính trong thơ nữ trẻ đương đại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức, ISSN: 1859-2759 (52), tr. 13-20.

 VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   |