Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Minh Hà
Tên đề tài: Đặc điểm bản sắc cá nhân ở thanh thiếu niên

1. Họ và tên: Nguyễn Minh Hà                                        2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02/02/1993                                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/2015/QĐ-XHNV, ngày 31 tháng 12 năm 2015

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Thay đổi tên đề tài: “Sự hình thành bản sắc ở vị thành niên” đổi thành “Đặc điểm bản sắc cá nhân ở thanh thiếu niên”, ngày 09/03/2018

Gia hạn luận án: 1 năm (từ 31/12/2019 đến 31/12/2020)

7. Tên đề tài luận án: Đặc điểm bản sắc cá nhân ở thanh thiếu niên

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                                         9. Mã số: 62 31 04 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Minh Hằng và PGS. TS Bùi Thị Hồng Thái

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án là công trình khoa học nghiên cứu bước đầu, có hệ thống về trạng thái bản sắc của thanh thiếu niên, kết quả nghiên cứu có những điểm mới như sau:

11.1. Về lý luận

- Các xu hướng nghiên cứu trong phần tổng quan chỉ ra rằng vấn đề bản sắc được nghiên cứu từ tiếp cận nội dung và tiếp cận quá trình. Lý thuyết trạng thái bản sắc của Marcia chạm tới cả hai bình diện này, do đó được sử dụng làm tiếp cận chính trong luận án.

- Luận án lựa chọn một số các yếu tố tâm lý cá nhân và liên cá nhân có mối liên hệ với bản sắc cá nhân để khảo sát như yếu tố ảnh hưởng. Những yếu tố đó bao gồm: lòng tự trọng, cảm nhận hạnh phúc phụ thuộc lẫn nhau, niềm tin vào hiệu quả của bản thân, tiêu điểm kiểm soát, hành vi làm cha mẹ, gắn bó với bạn bè và trải nghiệm ở trường học.

- Luận án trình bày cơ sở lý luận theo tiếp cận trạng thái bản sắc một cách hệ thống và trình bày cụ thể các phương pháp nghiên cứu được sử dụng.

11.2. Về thực tiễn

- Về thực trạng, trạng thái bản sắc của thanh thiếu niên phân bố chủ yếu vào nhóm bản sắc tạm hoãn, kế đó là bản sắc mơ hồ; bản sắc bị lấy mất và bản sắc đạt được chiếm tỷ lệ nhỏ. Nghiên cứu cắt ngang cung cấp gợi ý rằng có sự vận động theo lứa tuổi để hướng đến bản sắc tiến bộ hơn và giảm dần về tỷ lệ trong các nhóm bản sắc còn lại. Có sự khác biệt khi so sánh kết quả này với các nghiên cứu ở phương Tây, bối cảnh văn hóa cộng đồng có tác động vào sự khác biệt này.

- Lĩnh vực quan điểm chính trị - xã hội nổi bật nhất trong bản sắc, trong khi lĩnh vực tâm linh hiện diện mờ nhạt trong bản sắc, các mối quan hệ đồng lứa dường như vẫn giữ vai trò quan trọng hơn mối quan hệ thân tình trong giai đoạn này.

- Bên cạnh đó, có sự khác biệt đáng kể xét về giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, nơi sống và người có ý nghĩa nhất với cá nhân trên một số nhóm điểm trạng thái bản sắc. Phân tích bảng chéo trên các trạng thái bản sắc đã phân loại cho thấy dường như khách thể nữ có sự trưởng thành hơn khách thể nam trong việc khám phá bản sắc mối quan hệ.

- Các yếu tố tâm lý cá nhân và liên cá nhân được xem xét trong nghiên cứu cho thấy tác động nhất định đến điểm số các trạng thái bản sắc, tuy nhiên đều ở mức thấp. Trong đó, lòng tự trọng thấp và cái Tôi hiệu quả thấp dự báo cho bản sắc mơ hồ dưới sự điều tiết của yếu tố độ tuổi. Kiểm định mô hình hồi quy logistic cho thấy các yếu tố nguy cơ và yếu tố thúc đẩy từng trạng thái bản sắc. Trên cơ sở đó, luận án kiến nghị một chương trình hỗ trợ phát triển bản sắc cho thanh thiếu niên mang tính dự phòng, bao gồm 4 nhóm nội dung: Huấn luyện kỹ năng sống cho thanh thiếu niên, tổ chức việc dạy và học phù hợp đặc điểm phát triển của thanh thiếu niên, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho phụ huynh thông qua hội thảo, và xây dựng các hoạt động ngoại khóa có chất lượng, thực tiễn.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Đúc rút từ kết quả nghiên cứu, để hỗ trợ thanh thiếu niên phát triển bản sắc, chúng tôi nhận thấy cần tập trung vào khía cạnh cá nhân và liên cá nhân của thanh thiếu niên. Đối với khía cạnh cá nhân, chúng tôi đề xuất cần nâng cao lòng tự trọng, tăng cường tiêu điểm kiểm soát bên trong, nâng cao cái Tôi hiệu quả của cá nhân. Đối với khía cạnh liên cá nhân, chúng tôi đề xuất một số thay đổi từ gia đình mà cụ thể là kiểu hành vi làm cha mẹ hiệu quả, các cách xây dựng mối quan hệ bạn bè gắn bó, và sự đổi mới trong trường học về việc tổ chức hoạt động học tập có ý nghĩa và hoạt động ngoại khóa thiết thực, có tính trải nghiệm cao.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Thứ nhất, nghiên cứu về bản sắc cá nhân trên thanh thiếu niên Việt Nam cần tính đến sự thích ứng văn hóa nhiều hơn nữa khi thao tác hóa khái niệm bản sắc. Cụ thể, nội hàm khái niệm bản sắc được cấu thành bởi những lĩnh vực, khía cạnh gần gũi với cảm thức của người Việt về bản sắc cá nhân.

Thứ hai, triển khai nghiên cứu trên nhóm khách thể với quy mô lớn hơn về cả số lượng và yếu tố nhân khẩu được xét đến. Ví dụ như: tìm hiểu những thanh thiếu niên không đi học, bỏ học sớm hay hướng nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp có đặc thù phát triển bản sắc khác như thế nào so với những thanh thiếu niên tiếp tục học lên cao.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện nghiên cứu để mở rộng dữ liệu theo chiều dọc. Việc này cung cấp những căn cứ xác thực để định hình một cách toàn diện hơn về sự phát triển bản sắc cá nhân ở thanh thiếu niên Việt Nam.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Nguyễn Minh Hà (2018), “Lý thuyết trạng thái bản sắc của James E. Marcia trong nghiên cứu bản sắc cá nhân ở thanh thiếu niên”, Kỷ yếu Hội thảo Tâm lý học và sự phát triển bền vững Tập 2, NXB Hồng Đức, tr.107-116.

Nguyễn Minh Hà (2021), “Trạng thái bản sắc ở thanh thiếu niên và mối quan hệ của nó với lòng tự trọng”, Tạp chí Tâm lý học, 1(262), tr.60-75.

Nguyễn Minh Hà (2021), “Trạng thái bản sắc ở thanh thiếu niên: một nghiên cứu cắt ngang trên thanh thiếu niên Việt Nam”, Tạp chí Tâm lý học, 8(269), tr.79-97.

 VNU Media - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   |