Phổ biến pháp luật
Trang chủ   >  Tin tức  >   Phổ biến pháp luật  >  
Một số văn bản mới của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch
Trong nửa cuối tháng 7 năm 2021, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động trong Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung tóm tắt các văn bản như sau:

1. Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định về mức hưng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

Nội dung văn bản quy định về mức hưng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hằng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cụ thể gồm: Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi, mức hưởng phụ cấp, trợ cấp ưu đãi; bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe; hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết; hỗ trợ ưu đãi giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học; hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ; hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ; hỗ trợ công tác mộ liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ; xác định danh tính hài cốt liệt sĩ và các chế độ ưu đãi khác đều được quy định cụ thể trong nghị định.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2021. Riêng đối với chế độ quy định tại Điều 4, 5 và 12 Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021. Chế độ quy định tại Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 13 Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Các chế độ tương ứng quy định tại khoản này đang thực hiện theo Nghị định số 58/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản khác tiếp tục được thực hiện cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2021. Nghị định số 58/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trcác chế đ tiếp tục thực hiện đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 nêu trên.

>>> Xem toàn văn Nghị định số 75/2021/NĐ-CP

2. Thông tư số 56/2021/TT-BTC ngày 12 tháng 7 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dụccông nhận đạt chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thônghoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục thường xuyên

Nội dung văn bản quy định cụ thể về nội dung chi, mức chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dụccông nhận đạt chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thônghoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục thường xuyên. Được áp dụng với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục; các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2021. Thông tư liên tịch số 125/2014/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27 tháng 8 năm 2014 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung, mức chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

>>> Xem toàn văn Thông tư số 56/2021/TT-BTC

3. Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Bộ Lao động thương binh và xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nội dung văn bản bổ sung khoản 1, điều 2 về đối tượng áp dụng; sửa đổi khoản 2, bổ sung khoản 3 điều 6 về mức hưởng trợ cấp ốm đau; bổ sung khoản 1 Điều 7 về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau; bổ sung khoản 2 Điều 9 về điều kiện hưởng chế độ thai sản; sửa đổi khoản 3, bổ sung khoản 4, khoản 5 điều 10 về thời gian hưởng chế độ thai sản; bổ sung khoản 1, khoản 3, khoản 4 điều 13 về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản; sửa đổi điều 14 về hồ sơ giải quyết chế độ thai sản; sửa đổi khoản 2, bổ sung khoản 3, khoản 5 điều 15 về điều kiện hưởng lương hưu; sửa đổi điều 16 về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động; sửa đổi khoản 1, bổ sung khoản 3, khoản 4 điều 17 về  mức lương hưu hằng tháng; sửa đổi khoản 5 điều 18 về thời điểm hưởng lương hưu; sửa đổi khoản 1, khoản 4, bổ sung khoản 3, khoản 6 điều 20 về mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với lương hưu, trợ cấp một lần; bổ sung khoản 2 điều 21 về chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi người đó ra nước ngoài để định cư, bổ sung khoản 1 điều 25 về các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng; sửa đổi điều 27 về mức trợ cấp tuất một lần; sửa đổi khoản 2, khoản 3 điều 30 về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; bổ sung khoản 2 điều 31 về phụ cấp khu vực đối với người hưởng bảo hiểm xã hội; bổ sung khoản 2 điều 35 về tính thời gian công tác đối với người lao động đi hợp tác lao động trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; bổ sung khoản 3 điều 38 về chế độ đối với người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2021 và bãi bỏ khoản 1 Điều 15; các khoản 1, 2 Điều 18 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

>>> Xem toàn văn Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH

4. Quyết định số 2507/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bổ sung đối tượng được đặc cách xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2021

Nội dung văn bản bổ sung đối tượng: Thí sinh đủ điều kiện dự thi đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và có nguyện vọng được đặc cách xét công nhận tốt nghiệp THPT, đang ở nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ hoặc nơi bị phong tỏa hoặc thuộc đối tượng phải cách ly y tế theo yêu cầu phòng chống dịch bệnh COVID-19 được đặc cách xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2021.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

>>> Xem toàn văn Quyết định số 2507/QĐ-BGDĐT

5. Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên

Theo nội dung văn bản, mục tiêu của chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở (THCS) dạy môn Khoa học tự nhiên (KHTN) để học viên sau khi hoàn thành chương trình học sẽ có phẩm chất, năng lực tối thiểu để đáp ứng được việc dạy học môn KHTN trong chương trình giáo dục THCS; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Chương trình dành cho 02 nhóm đối tượng gồm: Nhóm A: Người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng đơn ngành sư phạm hoặc cử nhân Vật lý, SP Hóa học, SP Sinh học hoặc các ngành sư phạm hoặc cử nhân song môn trong có 1 môn là Vật lý hoặc Hóa học hoặc Sinh học (Toán học - Vật lý, Vật lý - KTCN, Toán học - Hóa học, Sinh học - TDTT...); Nhóm B: Người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng các ngành sư phạm hoặc cử nhân: Vật lý - Hóa học, Hóa học - Sinh học, Sinh học - Hóa học.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2021.

>>> Xem toàn văn Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT

6. Quyết định số 2455/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn lịch sử và địa lý

Theo nội dung văn bản, mục tiêu của chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở (THCS) dạy môn lịch sử và địa lý nhằm trang bị cho học viên các năng lực trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng nền tảng, hiện đại để đáp ứng tốt việc dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong chương trình giáo dục THCS. Qua đó, giúp học viên có khả năng nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, thích ứng vi mọi điều kiện dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông. Chương trình dành cho 06 nhóm đối tượng gồm: Đối tượng 1: Người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngành SP Lịch sử hoặc tốt nghiệp cao đẳng các ngành sư phạm song môn trong có 1 môn là Lịch sử; đối tượng 2: Người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngành SP Địa lí hoặc tốt nghiệp cao đẳng các ngành sư phạm song môn trong có 1 môn là Địa lý; đối tượng 3: Sinh viên năm cuối các trường CĐSP đang học ngành SP Lịch sử, hoặc các ngành sư phạm song môn trong có 1 môn là Lịch sử; đối tượng 4: Sinh viên năm cuối các trường CĐSP đang học ngành SP Địa lý, hoặc các ngành sư phạm song môn trong có 1 môn là Địa lý; đối tưng 5: Giáo viên đang giảng dạy môn Lịch sử, Địa lý đã tốt nghiệp các trường Đại học khác mà không có bằng Cử nhân Sư phạm; Đối ợng 6: Giáo viên được đào tạo chuyên môn khác có nhu cầu dạy Lịch sử, Địa lý hoặc sẽ được phân công dạy Lịch sử, Địa lý.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2021.

>>> Xem toàn văn Quyết định số 2455/QĐ-BGDĐT

7. Quyết định số 2175/QĐ-BVHTTDL ngày 23 tháng 07 năm 2021 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc Ban hành Kế hoạch triển khai “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Theo nội dung của chương trình, trong giai đoạn 2021-2025, các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai gồm: Các nhiệm vụ triển khai phục vụ chuyển đổi số và quản lý ngành thư viện về chuyển đổi số; triển khai các hoạt động truyền thông về chuyển đổi số và kết nối liên thông thư viện; kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thư viện (tập trung vào quy trình hoạt động thư viện; chuyên môn nghiệp vụ thư viện; liên thông thư viện; số hóa tài liệu thư viện); chương trình nâng cao trình độ nguồn nhân lực thư viện (tập trung vào quản lý thư viện hiện đại, trình độ chuyển đổi số trong thư viện); học tập kinh nghiệm các quốc gia phát triển mạnh về chuyển đổi số thư viện và tổ chức Sơ kết kết quả triển khai Chương trình giai đoạn 2021-2025. Giai đoạn 2026 -2030, cần triển khai các nhiệm vụ sau: Số hóa tài liệu quốc gia (Dự án số hóa tài liệu tập trung); xây dựng mục lục liên hợp quốc gia (Dự án xây dựng mục lục liên hợp sử dụng chung); xây dựng cơ sở dữ liệu về Thư viện Việt Nam (Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu về thư viện Việt Nam).

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 7 năm 2021

>>> Xem toàn văn Quyết định số 2175/QĐ-BVHTTDL

 VNU Media - Ban Thanh tra và Pháp chế
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :