VNU Logo
Thứ ba01-10-2024
|Thông báoSau đại học

Thông tin LATS của NCS Nguyễn Mạnh Tuấn

Tên đề tài: Ẩn dụ ý niệm “Chính trị là chiến tranh” trong diễn ngôn chính trị Mỹ

1. Họ và tên: Nguyễn Mạnh Tuấn                                   2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 15/07/1986                                               4. Nơi sinh: Hải Dương

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2435/QĐ-ĐHNN ngày 6 tháng 12 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Chỉnh sửa tên luận án tiến sĩ: Quyết định số. 1062/QĐ-ĐHNN ngày 20 tháng 5 năm 2022; và

- Gia hạn thời gian bảo vệ luận án từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 11 năm 2024: Quyết định số. 2603/QĐ-ĐHNN ngày 16 tháng 11 năm 2022.

7. Tên đề tài luận án: Ẩn dụ ý niệm “Chính trị là chiến tranh” trong diễn ngôn chính trị Mỹ

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ tiếng Anh

9. Mã số: 9220201.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  GS. TS. Nguyễn Hòa; TS. Huỳnh Anh Tuấn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Nghiên cứu đã tìm ra 438 ẩn dụ riêng biệt, được phân loại thành 24 ẩn dụ trung gian và 8 ẩn dụ tổng quát. Trong số đó, bốn ẩn dụ phổ biến nhất là: "THÀNH CÔNG CHÍNH TRỊ LÀ THÀNH CÔNG VÀ THÀNH TỰU QUÂN SỰ," "THAM GIA CHÍNH TRỊ LÀ SỰ ĐỐI ĐẦU THỂ CHẤT," "VẬN ĐỘNG TRANH CỬ LÀ CHIẾN DỊCH QUÂN SỰ," và "NHỮNG NGƯỜI ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ LÀ ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI." Bốn ẩn dụ này chiếm phần lớn trong số các ẩn dụ được tìm thấy, cho thấy cách các hệ tư tưởng chính trị của Hoa Kỳ được hình thành bởi các ẩn dụ liên quan đến chiến tranh.

- Nghiên cứu cho thấy ẩn dụ “CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH” được cấu trúc qua nhiều tầng nhận thức. Các lược đồ hình ảnh như LỰC, DI CHUYỂN, và CÂN BẰNG đóng vai trò nền tảng, ánh xạ chính trị như một cuộc xung đột. Các miền nhận thức đóng vai trò tổ chức, phân loại các ẩn dụ về hoạt dộng về chính trị dựa trên nét tương đồng với xung đột vật lý. Khung ý niệm sau đó mở rộng, nhấn mạnh tính cạnh tranh và chiến lược của các hoạt động liên quan tới chính trị. Trong khi không gian tinh thần làm rõ tính linh hoạt, sự phát triển của các ẩn dụ dựa trên ngữ cảnh. Ngoài ra, nghiên cứu này còn cho thấy cách hệ tư tưởng, bối cảnh lịch sử và mối quan hệ quyền thế định hình việc sử dụng ẩn dụ chiến tranh, ánh xạ chính trị thông qua lăng kính của hoạt động quân sự.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 

- Nghiên cứu này mở rộng Lý thuyết Ẩn dụ Ý niệm (CMT) của Lakoff và Johnson thông qua việc áp dụng phân tích Phân tích ẩn dụ đa tầng (MLV).

- Nghiên cứu cung cấp những hiểu biết có giá trị cho các nghiên cứu tương lai về ngôn ngữ học chính trị và phân tích ẩn dụ bằng cách đề xuất một phương pháp đa tầng toàn diện kết hợp ngôn ngữ học tri nhận, MLV và Phân tích Ẩn dụ Phê phán (CMA).

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Mở rộng phạm vi nghiên cứu và thời gian: Tiến hành nghiên cứu từ nhiều nguồn phương tiện truyền thông và khoảng thời gian khác nhau để có được bức tranh toàn diện hơn về việc sử dụng ẩn dụ trong diễn ngôn chính trị.

- Phân tích thêm các miền ẩn dụ khác: Ngoài “CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH,” cần tìm hiểu thêm về ác ẩn dụ khác như “CHÍNH TRỊ LÀ KINH DOANH” hoặc “CHÍNH TRỊ LÀ SÂN KHẤU,” nhằm có được sự hiểu biết toàn diện hơn về cách sử dụng ẩn dụ trong chính trị.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Nguyễn Mạnh Tuấn (2020). Áp dụng khung phân tích ẩn dụ đa tầng vào phân tích ẩn dụ ý niệm về Covid-19  Hội thảo khoa học quốc tế năm 2020 và Diễn đàn lần thứ 10 về nghiên cứu giảng dạy tiếng Hán khu vực Đông Á dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh, tr. 553-566. Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN: Nxb ĐHQGHN.

Nguyễn Mạnh Tuấn (2021). Áp dụng đường hướng phân tích Từ trên xuống và từ dưới lên để giải quyết vấn đề về phương pháp trong phân tích ẩn dụ ý niệm. Hội thảo khoa học quốc tế năm 2021 dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh, 842-852. Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN: Nxb ĐHQGHN.

VNU Media - VNU-ULIS