Theo GS Nguyễn Hữu Đức, so sánh với bảng xếp hạng QS khu vực Châu Á mà mấy năm gần đây một số cơ sở giáo dục đại học đã có mặt đến top 150, các tiêu chí xếp hạng thế giới nghiêng nhiều về trọng số nghiên cứu (xem bảng). Ví dụ, tỷ trọng về tiêu chí đánh giá của các nhà khoa học đã tăng lên đến 40%. Thêm vào đó, QS thế giới không đánh giá theo số lượng bài báo mà tập trung đánh giá số lần trích dẫn của các bài báo trên tổng số giảng viên (20%). Các tiêu chí quốc tế hoá chỉ tập trung vào số lượng giảng viên và sinh viên quốc tế trực tiếp tham gia giảng dạy và học để lấy bằng tại trường (10%).
Năm 2018, Tổ chức QS đã xem xét dữ liệu của 4763 trường đại học từ 151 quốc gia. Sau vòng sơ loại còn 1233 trường được đối sánh tiếp. Kết quả cuối cùng 1011 trường đại học của 85 quốc gia đã được xướng tên. Có 60 đại học lần đầu lọt top 1000 này, trong đó ĐHQG TpHCM thuộc nhóm 701-750 và ĐHQGHN thuộc nhóm 801-1000. Riêng hai tiêu chí về đánh giá của các nhà tuyển dụng và tỷ lệ giảng viên/sinh viên, ĐHQGHN nằm trong top 500.
Dữ liệu xếp hạng của QS dựa trên ý kiến khảo sát của 1,2 triệu các nhà khoa học và 200 nghìn các nhà tuyển dụng; số bài báo Scopus tính trong 5 năm (2011-2016) còn số trích dẫn tính cho giai đoạn 2012-2017.
GS Nguyễn Hữu Đức đánh giá, theo kết quả này thì chất lượng và uy tín đào tạo và nghiên cứu của hai ĐHQG đã hội nhập vươn ra xa hơn ở tầm thế giới; đã được các nhà khoa học và tuyển dụng trên thế giới biết đến và thừa nhận nhiều hơn. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu đã được trích dẫn cao hơn và có tầm ảnh hưởng rộng hơn. Cụ thể, chỉ số trích dẫn trung bình của các bài báo của ĐHQGHN đã đạt được mức 4,2 lần/giảng viên.
GS Nguyễn Hữu Đức thông tin thêm: "Tại Hội thảo Xây dựng đại học xuất sắc - Kinh nghiệm nước Nga và các quốc gia mới nổi" tổ chức tại Thủ đô Matxcơva vào tháng 5 vừa qua, nhiều nhà quản lý giáo dục tiếp tục nhận định quan điểm cho rằng tiềm lực của một quốc gia không phải được đo bằng số máy bay và tàu chiến hiện đại mà phải bằng số lượng trường đại học xuất sắc. Đó là lý do nhiều quốc gia đã ưu tiên đầu tư mạnh mẽ cho phát triển đại học. Năm 2018, Trung Quốc kỷ niệm 20 năm thực hiện Đề án 985 xây dựng các đại học đẳng cấp quốc tế. Năm nay, họ đã có 39 trường vào bảng 1000 này. CHLB Nga thực hiện Đề án 5-100 từ năm 2011, đến nay Nga cũng đã có 27 trường. Ngay cả Malaysia, thông qua việc thực hiện kế hoạch, số lượng các trường đạt top 1000 đã lên tới 9 trường. Đối với nước ta, các kết quả đạt được trong những năm vừa qua tuy còn khiêm tốn, nhưng là bước tiến quan trọng. Kết quả này đã chứng tỏ sự nhận diện và chủ trương đổi mới của giáo dục đại học nước nhà đang đi đúng hướng. Thiết nghĩ, nếu nhà nước có thể tăng cường đầu tư mạnh mẽ hơn nữa theo cơ chế cạnh tranh cho nhóm các trường đại học có tiềm năng, thì Việt Nam sẽ nhanh chóng có nhiều trường vào tốp 1000, thậm chí 500 hoặc 200 của thế giới.”
Nhà sáng lập Tổ chức xếp hạng QS - Ông Nunzio Quacquarelli và GS. Nguyễn Hữu Đức tại Hội thảo Xây dựng đại học xuất sắc - Kinh nghiệm nước Nga và các quốc gia mới nổi" tổ chức tại Thủ đô Matxcơva vào tháng 5/2018
So với tiêu chí đánh giá của xếp hạng Châu Á, xếp hạng thế giới có một số điểm khác biệt như số tiêu chí đánh giá ít hơn nhưng trọng số của phần lớn các tiêu chí đánh giá cao hơn như Đánh giá của học giả có trọng số 40%, tỷ lệ giảng viên/sinh viên có trọng số 20% (xem bảng dưới đây):
Tiêu chí
|
Trọng số điểm (%)
|
Thế giới
|
Châu Á
|
Đánh giá của học giả
|
40
|
30
|
Đánh giá của nhà tuyển dụng
|
10
|
20
|
Tỷ lệ giảng viên/sinh viên
|
20
|
15
|
Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ
|
-
|
5
|
Số trích dẫn/giảng viên (dữ liệu Scopus trong 5 năm)
|
20
|
-
|
Số trích dẫn/bài báo (dữ liệu Scopus trong 5 năm)
|
-
|
10
|
Số bài báo/giảng viên (dữ liệu Scopus trong 5 năm)
|
-
|
10
|
Tỷ lệ giảng viên quốc tế
|
5
|
2,5
|
Tỷ lệ sinh viên quốc tế
|
5
|
2,5
|
Tỷ lệ sinh viên quốc tế đến trao đổi
|
-
|
2,5
|
Tỷ lệ sinh viên của trường đi trao đổi
|
-
|
2,5
|
Kết quả cụ thể trong Bảng xếp hạng đại học thế giới 2018, ĐHQGHN được xếp trong nhóm 801 – 1000 trong số 1.011 đại học thuộc 85 quốc gia có thứ hạng trong Bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2019. Thứ hạng đó thuộc top 79% đại học thế giới, trong đó tiêu chí Employer Reputation – Đánh giá của nhà tuyển dụng bầu chọn những trường đại học có khả năng cung cấp nguồn nhân lực tốt nhất cho thị trường lao động (trọng số 10%) được QS đánh giá là tiêu chí mạnh nhất của ĐHQGHN, có thứ 498 trong top 500 toàn cầu.
Các lĩnh vực khác của hai ĐHQG như Số trích dẫn trung bình/giảng viên, Giảng viên quốc tế và Sinh viên quốc tế đều thuộc nhóm 601+ .
Năm 2016 và 2017, ĐHQGHN được xếp hạng 139, năm 2017 ĐHQG Tp.HCM xếp hạng 142 theo bảng xếp hạng QS Châu Á.
Đứng đầu bảng xếp hạng QS 2018 năm nay là Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Theo sau lần lượt là Stanford, Harvard và Viện Công nghệ Caltech (Caltech).
Vị trí số 5 dành cho một đại học lâu đời của Anh là Oxford, tiếp sau đó là Cambridge.
Thuỵ Sĩ là cái tên lạ nằm trong top 10 với Viện Công nghệ liên bang Thuỵ Sĩ ETH Zurich ở vị trí thứ 7. Quốc gia này cũng giành vị trí số 22 với EPEL – Ecole Polytechnique Federale de Lausanne.
Anh và Mỹ nắm giữ những suất cuối cùng của top 10, cụ thể: Imperial College London – số 8, ĐH Chicago – số 9 và University College London – số 10.
Singapore là quốc gia châu Á đạt thứ hạng cao nhất trong bảng xếp hạng này với ĐH Quốc gia Singapore – số 11 và ĐH Công nghệ Nanyang Singapore – số 12.
Đáng chú ý, những tên tuổi nằm trong Ivy League như Princeton, Cornell, Yale lại chỉ khiêm tốn ở vị trí thứ 13, 14 và 15.
ĐH Thanh Hoa, Trung Quốc với vị trí thứ 17, nằm trên cả ĐH Michigan, Johns Hopkins. ĐH Tokyo của Nhật Bản là ngôi trường thứ 4 của châu Á giành được một suất trong bảng xếp hạng với vị trí thứ 23.
Bảng xếp hạng đại học thế giới Quacquarelli Symonds (QS World University Rankings) là bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các trường đại học trên thế giới của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) - Anh Quốc.
Nó đánh giá các trường đại học dựa trên 6 tiêu chí: danh tiếng học thuật, danh tiếng trường, tỷ lệ giảng viên/ sinh viên, số trích dẫn mỗi giảng viên, tỷ lệ giảng viên quốc tế, tỷ lệ sinh viên quốc tế.
Trong đó, yếu tố danh tiếng học thuật chiếm trọng số cao nhất – 40%. Các yếu tố như tỷ lệ giảng viên/ sinh viên, số trích dẫn trên mỗi giảng viên chiếm 20% mỗi tiêu chí. Tiếp đó là danh tiếng của trường chiếm 10%. Tỷ lệ giảng viên quốc tế và tỷ lệ sinh viên quốc tế chiếm 5% mỗi tiêu chí.
QS được đánh giá là một trong những bảng xếp hạng có uy tín và ảnh hưởng hàng đầu thế giới, bên cạnh các bảng xếp hạng phổ biến khác như Times Higher Education (THE), Webometrics và ARWU của Trường ĐH Giao thông Thượng Hải.
>>> Tin bài liên quan:
- VNU: Xếp hạng đại học: Giải pháp cho Việt Nam
- VNU: Nâng cao chất lượng nghiên cứu, đào tạo giáo dục bậc đại học thông qua công tác xếp hạng
- VNU: Đổi mới quản trị để nâng cao chất lượng, uy tín quốc tế của các trường đại học Việt Nam
- VNU: ĐHQGHN có một tạp chí khoa học đạt chuẩn ISI và đạt chuẩn SCOPUS
- VNU: Xếp hang châu Á 2017: ĐHQGHN duy trì vị trí 139
- Vietnamnet: Lần đầu tiên 2 trường Việt Nam lọt top 1000 đại học thế giới
- Giáo dục thời đại: Lần đầu tiên Việt Nam có đại học lọt top 1000 thế giới
- Dân trí: Lần đầu tiên Việt Nam có đại học lọt top 1000 thế giới
- Dân trí: Lần đầu tiên Việt Nam có đại học vào top 1000 thế giới: Định hướng chiến lược phát triển hiệu quả hơn
- Tiền phong: Lần đầu tiên Việt Nam có đại học lọt top 1000 thế giới
- VOV: Việt Nam có 2 trường lọt top 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới
- Tuổi trẻ: Lần đầu tiên hai đại học quốc gia Việt Nam vào top 1.000 thế giới
- Nhân dân: Hai đại học lớn của Việt Nam lọt top 1.000 thế giới |