TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Tin tức chung 00:00:00 Ngày 09/10/2019 GMT+7
Đại sứ quán Ấn Độ và ĐHQGHN đồng tổ chức khóa học “Phân tích cơ sở dữ liệu lớn”
Chiều 7/10/2019, ĐHQGHN cùng với Đại sứ quán Ấn Độ đã khai giảng khóa học đào tạo về công nghệ thông tin với chủ đề “Phân tích cơ sở dữ liệu lớn” – “Big Data Analytics”.

Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn (bìa phải) tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam ngài Pranay Verma

Tới dự và phát biểu tại lễ khai giảng có ngài H.E. Mr. Pranay Verma - Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam và Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo sơn.

Cùng dự buổi lễ về phía Ấn Độ có Bí thư thứ nhất Đại sứ quán ngài Shri Sushil Prasad, Bí thứ thứ hai ngài Shri Sujit Biswas và đại diện Viện Công nghệ thông tin Madras; về phía ĐHQGHN có đại diện lãnh đạo một số ban chức năng, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH công nghệ, Viện Quốc tế Pháp ngữ, Viện Công nghệ thông tin.

Phát biểu tại lễ khai giảng, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam ngài H.E. Mr. Pranay Verma đã đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam nói chung, giữa các ĐH Ấn Độ với ĐHQGHN nói riêng. Ngài Đại sứ bày tỏ sự tin tưởng đặc biệt vào những triển vọng hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Ngài H.E. Mr. Pranay Verma cũng đánh giá cao ĐHQGHN Viện Công nghệ thông tin Madras trong phối hợp triển khai khóa đào tạo “Phân tích cơ sở dữ liệu lớn” – “Big Data Analytics”.

Ngài Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam ngài H.E. Mr. Pranay Verma

Phát biểu tại lễ khai giảng, Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn đánh giá cao sáng kiến của Chính phủ, Bộ Ngoại giao Ấn Độ và tin tưởng rằng hợp tác giữa hai nước nói chung và giữa ĐHQGHN với các đại học của Ấn Độ không chỉ là các chương trình đào tạo ngắn hạn mà sẽ đi sâu vào hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ vì mục đích khoa học và thúc đẩy phát triển của kinh tế - xã hội.

“Phân tích cơ sở dữ liệu lớn” - “Big Data Analytics” là sáng kiến của Bộ Ngoại giao Ấn độ và Viện Công nghệ Madras Ấn Độ. Khóa học online với trung tâm đặt tại Ấn độ và các lớp được mở tại các cơ sở đào tạo của quốc gia như Việt Nam, Myanmar, Ma-rốc, …

ĐHQGHN đánh giá cao sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Chính phủ Ấn Độ - đây không chỉ là minh chứng cho việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong giảng dạy, mà còn khẳng định sự hợp tác hiệu quả giữa Ấn Độ với với các quốc gia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.

Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn

Phó Giám đốc ĐHQGHN bày tỏ, việc giảng dạy trực tuyến, áp dụng công nghệ thông tin đã giúp mọi người vượt qua được rào cản về không gian, thời gian, giúp mọi người từ các quốc gia trên thế giới gần nhau hơn và cùng chia sẻ, hỗ trợ nguồn lực để phát triển.

ĐHQGHN là cơ sở giáo dục và đào tạo đa ngành lớn nhất của cả nước, với nhiều đơn vị giảng dạy và nghiên cứu về Công nghệ thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Big Data như: Trường ĐH Công nghệ, Viện Công nghệ Thông tin, Viện Quốc tế Pháp ngữ. Trường ĐHKHTN.

Trong công tác đào tạo về CNTT, Big Data, ĐHQGHN đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế với với các đối tác đến từ Châu Âu (các đại học của Pháp, Liên bang Nga), Châu Úc (Trường ĐH Công nghệ Sydney, …) và tất nhiên không thể thiếu các đối tác đến từ châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, … Các chương trình hợp tác đào tạo không chỉ được triển khai ở bậc đại học, thạc sĩ, nghiên cứu sinh mà còn là các khóa ngắn hạn.

Khóa đào tạo ngắn hạn giữa Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN và Viện Công nghệ Madras, Ấn Độ về Phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics with Apache Spark in Python) là một minh chứng tiêu biểu cho sự hợp tác giữa ĐHQGHN và đối tác Ấn Độ.

Với nguồn lực về con người và được sự quan tâm của Chính phủ, ĐHQGHN đã thu được nhiều kết quả và thành tựu trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, có thể kể đến như: Lĩnh vực Tin y sinh (bản đồ gen người Việt), …

Khóa học về Phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics with Apache Spark in Python) kéo dài trong 2 tháng rưỡi với sự tham gia của khoảng 30 sinh viên, học viên của ĐHQGHN. Tổng thời lượng chương trình khoảng 35 giờ với nội dung giới thiệu các kiến thức cơ bản và nâng cao về Big Data, Could Computing, Hadoop, MapReduce, Apache Spark, … Điều này sẽ góp phần làm rõ và củng cố thêm các kiến thức mà người học đã được các thầy cô ở ĐHQGHN giảng dạy.

Bên cạnh đó, khóa học cũng là cách tiếp cận mới đối với sinh viên và người học, bởi Viện Công nghệ Madras Ấn Độ là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu về công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế số của Ấn Độ. 

ĐHQGHN khuyến khích sinh viên tham gia và coi đây là một phần của chương trình đào tạo, hỗ trợ bổ sung kiến thức cho các sinh viên, giúp các sinh viên thêm tự tin về định hướng nghề nghiệp và năng lực của mình trong tương lai.

Viện Công nghệ Ấn Độ Madras (The Indian Institute of Technology Madras - IITM), thành lập năm 1959, là một trong những cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của Ấn Độ. Viện tập trung giáo dục công nghệ bậc cao, nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, đặt tại Chennai, Ấn Độ.

Viện Công nghệ Ấn Độ Madras gồm 16 khoa/bộ môn, đào tạo các lĩnh vực như: cơ khí ứng dụng, kỹ sư hóa, kỹ sư dân dụng, kỹ sư điện, toán học, kỹ sư đại dương, vật lý, ...

Viện Công nghệ Ấn Độ Madras hiện có khoảng 500 giảng viên, 8000 sinh viên theo học. Khuôn viên của  trường nằm trên mảnh đất nhiều cây cối với diện tích 250 hecta.

 

 Ngọc Diệp - Ngọc Tùng - VNUMedia
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ