TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Tin tức chung 18:02:22 Ngày 27/10/2020 GMT+7
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập Trường ĐH Y Dược thuộc ĐHQGHN
Ngày 27/10/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1666/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở nâng cấp và phát triển Khoa Y Dược. Đây là trường đại học thành viên thứ 8 của ĐHQGHN.

 

Theo Quyết định thành lập, Trường Đại học Y Dược có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; thực hiện tự chủ theo quy định của Chính phủ; chịu sử quản lý trực tiếp của ĐHQGHN, quản lý nhà nước về giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quản lý về lãnh thổ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

>>> Xem chi tiết Quyết định số 1666/QĐ-TTg tại đây

Việc Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Trường ĐH Y Dược là hiện thực hóa truyền thống đào tạo Y Dược của Đại học Đông Dương – đơn vị tiền thân của ĐHQGHN, và cũng là những bước hoàn thiện mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực phù hợp với xu thế chung của các cơ sở giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới.

Như vậy, hiện nay ĐHQGHN gồm 8 trường đại học thành viên: (1) Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, (2) Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, (3) Trường ĐH Ngoại ngữ, (4) Trường ĐH Công nghệ, (5) Trường ĐH Kinh tế, (6) Trường ĐH Giáo dục, (7) Trường ĐH Việt Nhật và (8) Trường ĐH Y Dược.

Theo đề án thành lập, Trường Đại học Y Dược phát triển theo định hướng nghiên cứu tiên tiến trong lĩnh vực y tế của khu vực, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực, những sản phẩm khoa học chăm sóc sức khỏe ở trình độ cao, chuyển giao công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng bước tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của y dược học Việt Nam; chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học sức khỏe.

Về nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Y Dược phát triển dựa trên thế mạnh và phát huy lợi thế nghiên cứu cơ bản, công nghệ cao sẵn có của một trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu đất nước. Các hoạt động NCKH, đổi mới sáng tạo của nhà trường sẽ tập trung theo hướng ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới của ĐHQGHN vào thực hành lâm sàng, cận lâm sàng và phát triển thuốc, chế phẩm phục vụ điều trị; tiếp cận hướng tới sản phẩm đầu ra có hàm lượng tri thức, công nghệ cao, trực tiếp giải quyết các vấn đề thực tiễn tồn tại trong lĩnh vực y tế của đất nước. Khoa học công nghệ của Trường được hình thành trên cơ sở các nhóm nghiên cứu mạnh cấp trường và cấp ĐHQGHN. Theo kế hoạch, trung bình hàng năm mỗi cán bộ khoa học công bố ít nhất 2 bài báo, báo cáo khoa học trong nước và quốc tế; tổng số bài báo quốc tế (được trích dẫn trong hệ thống ISI / Scopus) hằng năm đạt từ 20 công trình trở lên; có ít nhất một quy trình kỹ thuật mới được chuyển giao hoặc cấp bằng sở hữu trí tuệ hay phát minh sáng chế mỗi năm.

Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn trao bằng tốt nghiệp cho các tân bác sĩ, tân dược sĩ

Trường Đại học Y Dược sẽ tập trung phát triển các lĩnh vực có nhu cầu cao của ngành khoa học sức khỏe: Y học (bệnh học, điều trị học), dược học (nghiên cứu và phát triển thuốc), công nghệ và kỹ thuật y học hiện đại (công nghệ y sinh học phân tử - tế bào, kỹ thuật xét nghiệm, kỹ thuật hình ảnh y học, thiết bị và vật liệu y sinh…); kết hợp nghiên cứu và triển khai ứng dụng các sản phẩm khoa học liên ngành sẵn có ở ĐHQGHN như khoa học và công nghệ y - sinh phân tử - tế bào - miễn dịch, công nghệ nano, các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị mới… Tham gia tư vấn các vấn đề chiến lược, chính sách và các giải pháp phát triển khoa học sức khỏe cho các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, kết hợp chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Về nhân lực, hiện nay Trường ĐH Y Dược có số lượng cán bộ cơ hữu đảm bảo tỷ lệ 01 cán bộ giảng dạy/15 sinh viên. Giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm 50%, giáo sư và phó giáo sư chiếm 27%. Đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên hành chính được xây dựng chính quy, chuyên nghiệp, có năng lực quản lý; bảo đảm 100% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và năng lực quản lý theo tiêu chuẩn quản trị đại học hiện đại.

Hiện nay, đội ngũ giảng viên thỉnh giảng với trên 350 người là các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực y học, dược học, hiện đang công tác tại các cơ sở có uy tín là các bệnh viện tuyến trung ương như Bạch Mai, Việt Đức, bệnh viện E, Nhi trung ương, Phụ sản, Huyết học và Truyền máu trung ương,... và các trường đại học thành viên trực thuộc ĐHQGHN cùng các doanh nghiệp dược trên địa bàn Hà Nội.

GS. Lê Ngọc Thành (giữa) tại buổi lễ trao bằng tốt nghiệp của Khoa Y Dược, nay là Trường ĐH Y Dược

Theo GS.TS. Thầy thuốc Nhân dân Lê Ngọc Thành – Chủ nhiệm Khoa Y Dược, nay là Trường ĐH Y Dược, ĐHQGHN cho biết, việc thành lập Trường Đại học Y Dược trên cơ sở nâng cấp Khoa Y Dược là phù hợp chủ trương của Đảng và Nhà nước, phù hợp với xu hướng các cơ sở giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới, phù hợp với chủ trương xây dựng và hoàn thiện cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực của ĐHQGHN, góp phần phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế quốc gia; đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học y - dược, quản lý y tế chất lượng cao, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc khỏe nhân dân và góp phần tạo hiệu quả trong công cuộc xây dựng và phát triển ĐHQGHN nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN sau khi được thành lập sẽ đáp ứng mô hình đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, có tính tự chủ cao của ĐHQGHN. Từ năm 2010 đến nay, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã triển khai thành công mô hình đào tạo A + B, mô hình đào tạo liên thông và phối hợp giữa các đơn vị thành viên. A là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý đào tạo khối kiến thức cơ sở, chiếm tỷ trọng khoảng 20%-30% chương trình đào tạo, bao gồm Khối kiến thức chung (khối M1) và Khối kiến thức theo lĩnh vực (khối M2). Đối với các chương trình đào tạo bác sĩ, dược sĩ của Khoa Y Dược, A là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Các học phần trong khối kiến thức này được đảm nhiệm bởi nhiều đơn vị trong ĐHQGHN, ví dụ như Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN), Trường Đại học Ngoại ngữ, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Trung tâm Giáo dục thể chất,... Sau khi học xong 2 năm đầu ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, sinh viên sẽ quay về Khoa Y Dược (đơn vị B) để học khối kiến thức ngành và chuyên ngành.

Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN được thừa hưởng cơ sở vật chất hùng hậu dùng chung trong ĐHQGHN, thừa hưởng đội ngũ cán bộ khoa học của Khoa Y Dược và các đơn vị thành viên của ĐHQGHN, thừa hưởng hệ thống quản lý giáo dục tiên tiến, hệ thống kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của mạng lưới đại học ASEAN.

Sự phát triển Trường Đại học Y Dược trong ĐHQGHN có một điểm đặc sắc nữa là cho phép phát triển các chương trình đào tạo mới có tính đa ngành như Quản trị bệnh viện (phối hợp với Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Luật, Trường ĐH Kinh tế), Tin học chăm sóc sức khỏe (phối hợp với Viện Công nghệ Thông tin), Vật lý Y Khoa (phối hợp Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và Trường ĐH Công nghệ), Tâm lý học lâm sàng (phối hợp với Khoa tâm lý học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn).

GS. Lê Ngọc Thành cho biết, khác với các trường đào tạo y dược khác, Trường Đại học Y Dược thuộc ĐHQGHN là một tổ hợp đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ sức khỏe hoàn chỉnh, được xây dựng và hoạt động trên cơ sở kết hợp khoa học và công nghệ y dược hiện đại với thế mạnh của khoa học cơ bản và công nghệ của các trường đại học thành viên trong ĐHQGHN, đáp ứng yêu cầu cấp thiết hiện nay về nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trường Đại học Y Dược hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định sẽ phát huy được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình. Tới năm 2025, xây dựng và hoàn thiện mô hình tiên tiến về đào tạo một số ngành tại ĐHQGHN với quy mô tuyển sinh đại học mỗi năm khoảng 1.000 sinh viên. Quy mô đào tạo sau đại học/tổng quy mô đào tạo tăng dần và đạt 30%; tỷ lệ quy mô đào tạo tiến sĩ/quy mô sau đại học đạt 30%; sinh viên quốc tế chiếm 5%.

Hiện nay, Khoa Y Dược nay là Trường ĐH Y Dược đã ký hợp đồng nguyên tắc đào tạo với 23 bệnh viện thực hành trên địa bàn Hà Nội, trong đó có 11 bệnh viện đã ký lại hợp đồng nguyên tắc đào tạo theo nghị định 111/2017/NĐ-CP ngày 05/10/2017 quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe. Trong đó bệnh viện E là bệnh viện thực hành chính và bệnh viện ĐHQGHN là bệnh viện trực thuộc chịu sự quản lý trực tiếp của khoa Y Dược.

Với định hướng gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa lý thuyết và thực hành, Trường ĐH Y Dược hiện nay có 11 Bộ môn đặt văn phòng Bộ môn tại các bệnh viện tuyến trung ương là: Bộ môn Nội, Bệnh học, Ung thư và Y học hạt nhân tại bệnh viện Bạch Mai; Bộ môn Ngoại, Gây mê hồi sức ngoại khoa tại Bệnh viện Việt Đức; Bộ môn Nhi tại bệnh viện Nhi trung ương; Bộ môn Mắt tại bệnh viện Mắt trung ương; Bộ môn Sản phụ khoa tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội; Bộ môn kỹ thuật Y học tại bệnh viện E; Bộ môn Huyết học và Truyền máu tại bệnh viện Huyết học và Truyền máu trung ương, ... tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đào tạo lâm sàng cho sinh viên của khoa.

Trong hơn 3 năm trở lại đây, tổng số đề tài các cấp của Khoa đã tăng lên rất nhanh với: 4 đề tài cấp nhà nước, 4 đề tài cấp ĐHQGHN và tương đương, 27 đề tài cấp Khoa, 1 đề tài từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Nafosted) và 1 đề tài của Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ Châu Á. Với các đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu đã công bố, các nhà khoa học trong Khoa đã góp phần thiết thực cho hoạt động đào tạo sinh viên, nâng cao sức khỏe cho người dân.

GS.TS Mai Trọng Nhuận - nguyên Giám đốc ĐHQGHN trao quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm Khoa Y Dược cho GS.TS Trương Việt Dũng - nguyên Chủ nhiệm Khoa Y Dược, ngày 15/9/2012

Từ ngày thành lập năm 2010 đến nay, chuẩn đầu vào của Khoa Y Dược và nay là Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN luôn ở trong top đầu 5 trường đào tạo Y Dược của Việt Nam. Chất lượng đầu ra của sinh viên đã được giới chuyên môn và xã hội đánh giá cao. Khóa luận của các sinh viên tốt nghiệp được các hội đồng giám khảo đánh giá là có chất lượng tốt, hơn 20% sinh viên sau khi tốt nghiệp đã thi đỗ nội trú Trường Đại học Y Hà Nội. 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, đúng chuyên ngành đào tạo và nhận được phản hồi tích cực từ phía các bệnh viện tuyển dụng. Sinh viên tốt nghiệp của Khoa Y Dược được đánh giá là chăm chỉ, chịu khó, có kỹ năng về nghiên cứu khoa học, khả năng ngoại ngữ tốt.

Theo kế hoạch, Trường ĐH Y Dược và Bệnh viện ĐHQGHN quy mô 1000 giường sẽ được xây dựng mới tại Hòa Lạc với tổng diện tích 25ha.

Lộ trình và Quy mô đào tạo của Trường Đại học Y Dược được xác định dựa trên nhu cầu của xã hội và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ cán bộ, giảng viên, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu, các điều kiện phục vụ đào tạo khác và đặc biệt là các bệnh viện thực hành, các công ty dược phẩm,…). Theo đó, đến năm 2030 Trường Đại học Y Dược sẽ tổ chức đào tạo 16 ngành đào tạo đại học, 16 chuyên ngành thạc sĩ, 16 chuyên ngành tiến sĩ và 16 chuyên ngành nội trú với dự kiến quy mô đào tạo khoảng 4.300 sinh viên đại học chính quy; khoảng 400 học viên cao học và nghiên cứu sinh; khoảng 600 bác sĩ nội trú và chuyên khoa. Tỷ lệ học viên sau đại học/sinh viên đạt năm 2025 là 22,9% và năm 2030 là 28%.

 

 

 

>>> Tin bài liên quan:

- Khai giảng khóa 1 Khoa Y Dược: viết tiếp truyền thống hào hùng Đại học Quốc gia Hà Nội

- 43 tân bác sĩ đa khoa khóa đầu tiên của ĐHQGHN tốt nghiệp

- Khóa đầu tiên của Khoa Y Dược: Trao bằng cho 48 tân Dược sĩ đại học

- 81 Tân Dược sĩ, Bác sĩ Khoa Y Dược nhận Bằng tốt nghiệp năm học 2018

- 10 năm thành lập Khoa Y Dược: Những bước vững chắc vào tương lai

- Hội đồng ĐHQGHN quyết nghị về việc thành lập Trường ĐH Y Dược và các nội dung khác

VNU - SMP: Chủ nhiệm Khoa Lê Ngọc Thành và Phó Chủ nhiệm khoa Trần Bình Giang nhận giải Nhất Nhân tài Đất Việt 2019 lĩnh vực y dượcVNU-SMP: Điều chế cao từ dược liệu điều trị rối loạn lipid máu và đái tháo đường

VNU – SMP: Sẵn sàng tham gia các hoạt động nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng các sản phẩm từ thiên nhiên 

VNU – SMP: Sôi nổi Ngày hội Khoa học và Công nghệ 2019

VNUBotimax: Liên kết 3 nhà, góp phần phát triển Tây Bắc

- VNU-SMP: Giữ vững ngọn lửa nhiệt huyết 

Khoa Y Dược hướng tới chuẩn quốc tế

Khoa Y Dược, ĐHQGHN ký kết biên bản hợp tác với Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108

[Video] Khoa Y Dược: thêm 37 giảng viên kiêm nhiệm đến từ Bệnh viện Răng Hàm mặt Trung ương Hà Nội

 - 81 Tân Dược sĩ, Bác sĩ Khoa Y Dược nhận Bằng tốt nghiệp năm học 2018

 - Các gương mặt nhà khoa học nữ tiêu biểu Khoa Y Dược

 - Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức kiêm giữ chức Phó Chủ nhiệm Khoa Y Dược - ĐHQGHN

 - Gần 100 bác sĩ Bệnh viện E làm giảng viên kiêm nhiệm của Khoa Y Dược

 

 Nguyễn Quốc Hưng
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ