TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Tin tức chung 00:00:00 Ngày 06/11/2024 GMT+7
Tiếp tục phát triển môi trường nghiên cứu khoa học toàn diện cho sinh viên
Ngày 31/10/2024, tại Hòa Lạc, hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên cấp ĐHQGHN năm 2024 được tổ chức với nhiều điểm mới thể hiện bước tiến vượt bậc trong quy mô, chất lượng và sức lan tỏa ngày càng rộng rãi trong cộng đồng sinh viên ĐHQGHN.

Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn dự và phát biểu tại hội nghị và trao giải thưởng cho sinh viên.

Cùng dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng, các ban chức năng của ĐHQGHN, đại diện lãnh đạo các đơn vị đào tạo thành viên và trực thuộc ĐHQGHN cùng hơn 100 sinh viên và giảng viên hướng dẫn có công trình được lựa chọn vào vòng chung kết Giải thưởng Nghiên cứu Khoa học sinh viên cấp ĐHQGHN năm 2024.

Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên từ lâu đã trở thành mục tiêu cốt lõi trong chiến lược đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần thể hiện tiềm lực khoa học & công nghệ của ĐHQGHN. Thông qua hoạt động này, sinh viên ĐHQGHN có cơ hội thể hiện tài năng và đam mê nghiên cứu khoa học; đồng thời đây cũng là dịp để sinh viên các đơn vị đào tạo giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.

Năm 2024, có 49 công trình khoa học sinh viên đoạt giải Nhất từ 12 đơn vị đào tạo thành viên và trực thuộc ĐHQGHN gửi hồ sơ tham dự cho thấy sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào nghiên cứu khoa học sinh viên. Trải qua các vòng xét duyệt, phản biện kín, Ban Tổ chức lựa chọn được 43 công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất tham gia xét giải theo các hội đồng chuyên môn. Trong số đó có nhiều công trình được trình bày bằng tiếng Anh đã khẳng định trình độ và khả năng hội nhập quốc tế của sinh viên ĐHQGHN.

Năm nay, lần đầu tiên ĐHQGHN tổ chức các phiên hội đồng chuyên môn trong cùng một thời điểm thay vì tiến hành họp độc lập từng hội đồng như trước đây. Đồng thời, các hội đồng chuyên môn cũng mở cửa chào đón cán bộ và sinh viên quan tâm tham dự giúp sinh viên từ các lĩnh vực, đơn vị khác nhau được giao lưu, học hỏi và kết nối.

Cơ cấu giải thưởng cũng được điều chỉnh để phù hợp với xu thế với việc tăng số lượng giải và kinh phí cho các công trình đoạt giải. Đặc biệt, ĐHQGHN đã bổ sung Giải Tiềm năng ứng dụng nhằm ghi nhận các công trình có khả năng ứng dụng cao vào thực tiễn. Các công trình đoạt giải năm nay sẽ được tham gia cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo công nghệ RnD to Startup năm 2024 và nhận sự hỗ trợ ươm tạo khởi nghiệp, giúp sinh viên có cơ hội hiện thực hóa ý tưởng của mình.

Bên cạnh đó, vòng thi Poster giúp sinh viên rèn luyện, nâng cao kỹ năng trình bày ý tưởng một cách trực quan và thu hút. Giải bình chọn qua kênh Facebook Khoa học Công nghệ của ĐHQGHN cũng là một điểm nhấn mới, cho phép công chúng cùng tham gia đánh giá và tiếp cận các công trình khoa học của sinh viên. Đây không chỉ là hình thức khích lệ sinh viên mà còn là một kênh kết nối xã hội, giúp phổ biến giá trị nghiên cứu và khoa học công nghệ trong cộng đồng.

 

Phát biểu tại lễ trao giải, Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn – Chủ tịch các hội đồng xét giải, đánh giá cao chất lượng các công trình khoa học tham gia Giải thưởng Nghiên cứu Khoa học sinh viên cấp ĐHQGHN năm 2024.

Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn cho biết, ĐHQGHN luôn coi hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những nền tảng chính giúp sinh viên phát triển tư duy sáng tạo, khả năng nghiên cứu và tiếp cận với những tri thức, công nghệ tiên tiến nhất.

“Nghiên cứu khoa học sinh viên không chỉ dừng lại ở việc đào tạo sinh viên trở thành những người làm khoa học mà còn tạo ra những công dân toàn cầu có tầm nhìn, có khả năng thích nghi với những biến đổi của xã hội và góp phần giải quyết những thách thức trong thực tiễn. Những công trình nghiên cứu không chỉ là minh chứng cho sự sáng tạo và quyết tâm mà còn mang lại giá trị phục vụ cộng đồng, đóng góp vào tri thức và sự phát triển chung của xã hội” – Phó Giám đốc ĐHQGHN nhấn mạnh.

Theo Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn, hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên không chỉ là cơ hội để sinh viên trau dồi kiến thức chuyên môn mà còn giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm như: kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, làm việc nhóm, quản lý thời gian và trình bày ý tưởng. Đây là những kỹ năng rất cần thiết cho sự phát triển bản thân của sinh viên, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước và thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của xã hội và công nghệ.

Phó Giám đốc cho biết thêm, ĐHQGHN không ngừng nỗ lực, tạo mọi điều kiện để sinh viên có thể học tập, nghiên cứu và phát triển năng lực toàn diện. Trong thời gian tới, ĐHQGHN sẽ tiếp tục phát triển môi trường nghiên cứu khoa học toàn diện cho sinh viên thông qua mở rộng các chương trình kết nối với doanh nghiệp, các đối tác nghiên cứu, đồng thời hỗ trợ tài chính và kỹ thuật tốt nhất cho các hoạt động này. Đây không chỉ là cam kết hỗ trợ các sinh viên mà còn là sứ mệnh của ĐHQGHN trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, mang tri thức đến với cộng đồng.

Tại lễ trao giải, Ban Tổ chức đã trao 05 giải Nhất, 08 giải Nhì, 16 giải Ba cho các công trình xuất sắc. Cùng với đó, 04 công trình được trao giải Poster xuất sắc, 01 giải bình chọn và 03 công trình được trao giải Tiềm năng ứng dụng.

Danh sách Giải thưởng các công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp ĐHQGHN năm 2024

I. Giải Nhất

1. Toward a Manifold-Preserving Temporal Graph Network in Hyperbolic Space (Hướng đến mạng đồ thị thời gian có tính bảo toàn đa tạp ở trong không gian hyperbolic) - SV Lê Việt Quân, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN

2. Detecting and monitoring the recovery process of citrus leaf canker using deep learning (Phát hiện và giám sát quá trình phục hồi của bệnh loét lá trên cây có múi sử dụng Học máy sâu) - SV Ngô Chí Bách, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

3. Vận dụng mô hình quản lý chất lượng chuỗi cung ứng tuần hoàn (Circular Supply Chain Quality Management - CSCQM) trong quy trình sản xuất của các làng nghề mắm truyền thống tại Nam Định nhằm góp phần thực hiện cam kết NetZero của Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp làng mắm Sa Châu, xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) – Nhóm SV Nguyễn Phương Anh, Đỗ Thị Vân Anh, Vũ Thị Mừng, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

4. Using copyrighted materials to train Generative AI and potential copyright infringement: Experience of the US and Recommendations for Vietnam – SV Phạm Thu Minh, Trường ĐH Luật, ĐHQGHN

5. Quantifying Sustainability: A Sectoral and Farm-Level Indicator System for Multiple-Benefit Aquaculture in Quang Ninh Province (Vietnam) – Nhóm SV Lê Huyền Trang, Trần Bảo Ngọc, Phạm Thùy Linh, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN

II. Giải Nhì

1. Exploring the Impact of Word of Mouth, Digitalization, and Ethnocentrism on Tradition, Authenticity, and Change in Small Retailers – Nhóm SV Hà Tuyết Mai, Nguyễn Thị Phương Thảo, Võ Hà Gia Minh, Nguyễn Hoàng Mai Phương, Trường Quốc tế, ĐHQGHN

2. An analysis of stock crash and how it spreads over the Vietnamese stock market – Nhóm SV Lương Ngọc Hải, Nguyễn Phương Nga, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN

3. Con đường trống đồng: Sự lan tỏa trống đồng Đông Sơn ở miền Nam Việt Nam và Đông Nam Á – SV Vũ Thảo Hiền, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

4. Sign by Sign – Học Ngôn ngữ ký hiệu cùng SBS – Nhóm SV Nguyễn Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Ngọc Tâm, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN

5. Khai thác di sản nghệ thuật trình diễn dân gian trong phát triển kinh tế ban đêm ở thủ đô Hà Nội: tiếp cận từ phương pháp Delphi – Nhóm SV Nguyễn Anh Thư, Vũ Thị Phương Thảo, Lê Phương Thuý, Hoàng Thị Vân, Trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật, ĐHQGHN

6. Kết hợp mô hình nuôi cấy 2D và 3D sử dụng tế bào cơ tim biệt hóa từ tế bào gốc vạn năng cảm ứng trong nghiên cứu bệnh tim mạch – SV Đặng Thị Minh Anh, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

7. Nghiên cứu chất mang bảo quản vi khuẩn phân giải Lindane nhằm hướng tới tạo chế phẩm sinh học xử lý đất ô nhiễm Lindane ở trong quy mô phòng thí nghiệm – SV Nguyễn Thị Uyên, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

8. Tối ưu chiến lược sạc theo hướng học tăng cường dựa vào chính sách nhằm cực đại thời gian giám sát mạng cảm biến sạc không dây – SV Ngô Phương Trang, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

III. Giải Ba

1. Nghiên cứu chế tạo cấu trúc nanocomposite ZnO/kim loại quý để làm đế Raman tăng cường độ nhạy cao – Nhóm SV Trần Tiến Đạt, Đại Ngọc Đô, Nguyễn Tân San, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

2. Tích hợp dữ liệu UAV, GIS và phân tích chi phí - lợi ích đánh giá tiềm năng phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam: nghiên cứu thí điểm tại Hà Nội, Bình Định và TP. Hồ Chí Minh – Nhóm SV Đỗ Thành Đạt, Nguyễn Thị Tố Lan, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

3. Efficient parsimony-based methods for reconstructing SARS-CoV-2 phylogenies (Suy luận tiến hóa trực tuyến theo tiêu chuẩn parsimony cho dữ liệu hệ gen SARS-CoV-2) – Nhóm SV Phạm Xuân Trung, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Lợi, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN

4. Ứng dụng học tăng cường trong bài toán giao thông với phương tiện tự hành – Nhóm SV Nguyễn Minh Ngọc, Bùi Minh Quang, Nguyễn Tiến Thành, Lê Như Học, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN

5. Building a Student Monitoring System in the Classroom based on Computer Vision – Nhóm SV Phạm Anh Phương, Doãn Thị Phương Thảo, Nguyễn Khắc Tôn, Nguyễn Khắc Trường, Đào Ngọc Nam, Trường Quốc tế, ĐHQGHN

6. Nghiên cứu đa dạng và sinh thái học các loài thuộc giống Cóc nước (Dicroglossidae: Occidozyga) ở Việt Nam và định hướng bảo tồn – SV Phan Trà My, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

7. Nghiên cứu xây dựng mô hình gây bỏng thực nghiệm trên da thỏ - Nhóm SV Tạ Thị Phượng, Vũ Hồng Đức, Đặng Quỳnh Anh, Trường ĐH Y Dược, ĐHQGHN

8. International Investment Disputes in Energy Transition and Possible Strategies for Prevention and Mitigation in Vietnam (Tranh chấp đầu tư quốc tế về chuyển dịch năng lượng và đề xuất chiến lược ngăn chặn và giảm thiểu cho Việt Nam) – Nhóm SV Nguyễn Quảng Hà, Phan Đức Trung, Nguyễn Khánh Huyền, Trường ĐH Luật, ĐHQGHN

9. Impacts of Global value chain participation on Industrial upgrading: A Cross-country analysis – Nhóm SV Đặng Quỳnh Chi, Tô Ngọc Lan, Phan Đức Thảo Nguyên, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN

10. Di văn Hán Nôm tại cụm di tích đình và văn từ làng Khúc Thủy, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội – SV Trần Tân Khải, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

11. Bạo lực chậm và mơ hồ sinh thái trong Gió lẻ và 9 câu chuyện khác – Nguyễn Ngọc Tư – SV Nguyễn Thị Thảo Chi, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

12. Trải nghiệm sốc văn hóa của du học sinh trao đổi người Việt trong quá trình học tập tại nước ngoài: nghiên cứu trường hợp của du học sinh trao đổi đến từ ULIS-VNU – Nhóm SV Trần Minh Hiếu, Hoàng Văn Lực, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN

13. “Thắp đèn ga” – sự thao túng tâm lý trong mối quan hệ cặp đôi – Nhóm SV Hoàng Minh Anh, Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Nguyệt Nga, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

14. Phát triển năng lực khoa học theo hướng tiếp cận giáo dục STEAM cho học sinh tiểu học trong dạy học môn khoa học – Nhóm SV Ngô Thị Thúy Dịu, Lưu Thị Thu Hường, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN

15. Stated and Elicited preferences for farmers’ willingness to organic farming conversion: A lab-in-the-field experiment – Nhóm SV Nguyễn Minh Hiển, Ngô Hoàng Long, Dương Việt Hoàng, Trần Thị Mai Khanh, Nguyễn Đỗ Phương Hoa, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN

16. Tác động của công nghệ trí tuệ nhân tạo đến ý định mua sản phẩm thời trang thông minh – Nhóm SV Phạm Thị Sâm, Nguyễn Linh Chi, Vũ Phương Anh, Lưu Minh An, Trường Khoa học Liên ngành và nghệ thuật, ĐHQGHN

IV. Giải Poster xuất sắc

1. Kết hợp mô hình nuôi cấy 2D và 3D sử dụng tế bào cơ tim biệt hóa từ tế bào gốc vạn năng cảm ứng trong nghiên cứu bệnh tim mạch – SV Đặng Thị Minh Anh, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

2. Toward a Manifold-Preserving Temporal Graph Network in Hyperbolic Space (Hướng đến mạng đồ thị thời gian có tính bảo toàn đa tạp ở trong không gian hyperbolic) - SV Lê Việt Quân, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN

3. Vận dụng mô hình dạy học kết hợp (Blended Learning) trong dạy học tích hợp liên môn cho học sinh THCS – Nhóm SV Nguyễn Lê Nguyệt Minh, Đinh Thùy Dương, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Thị Lan Hương, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN

4. Quantifying Sustainability: A Sectoral and Farm-Level Indicator System for Multiple-Benefit Aquaculture in Quang Ninh Province (Vietnam) – Nhóm SV Lê Huyền Trang, Trần Bảo Ngọc, Phạm Thùy Linh, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN

V. GIải Tiềm năng ứng dụng

1. Building a Student Monitoring System in the Classroom based on Computer Vision – Nhóm SV Phạm Anh Phương, Doãn Thị Phương Thảo, Nguyễn Khắc Tôn, Nguyễn Khắc Trường, Đào Ngọc Nam, Trường Quốc tế, ĐHQGHN

2. Vận dụng mô hình dạy học kết hợp (Blended Learning) trong dạy học tích hợp liên môn cho học sinh THCS – Nhóm SV Nguyễn Lê Nguyệt Minh, Đinh Thùy Dương, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Thị Lan Hương, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN

3. Nghiên cứu chất mang bảo quản vi khuẩn phân giải Lindane nhằm hướng tới tạo chế phẩm sinh học xử lý đất ô nhiễm Lindane ở trong quy mô phòng thí nghiệm – SV Nguyễn Thị Uyên, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

VI. GIải công trình được bình chọn nhiều nhất trên mạng xã hội

1. Tác động của công nghệ trí tuệ nhân tạo đến ý định mua sản phẩm thời trang thông minh – Nhóm SV Phạm Thị Sâm, Nguyễn Linh Chi, Vũ Phương Anh, Lưu Minh An, Trường Khoa học Liên ngành và nghệ thuật, ĐHQGHN

Một số hình ảnh tại hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên cấp ĐHQGHN năm 2024

>>> Các tin tức liên quan:

- [Infographic] Hội nghị Nghiên cứu Khoa học Sinh viên cấp ĐHQGHN năm 2024

[Infographic] Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp ĐHQGHN năm 2024 - Thể lệ và Giải thưởng

- Gia tăng nguồn lực cho nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên

- Sinh viên Trường Quốc tế đoạt giải Bạc cuộc thi Olympiad of Financial Security 2024

- Các nhà khoa học là trụ cột vững chắc để xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

- Khẳng định vị thế trong đào tạo nhân tài và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực xã hội và nhân văn

- Điểm sáng về đào tạo, nghiên cứu và phát triển nhân lực chất lượng cao lĩnh vực kỹ thuật công nghệ của đất nước

- Hội nghị Khoa học sinh viên Trường ĐHKHTN năm 2023: Gia tăng số lượng, đa dạng thể loại và tính ứng dụng thực tiễn cao

 Đăng An - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ