TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 14:32:20 Ngày 04/05/2019 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Thu Hằng
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu áp dụng các phương pháp hiện đại phân tích, xử lý tài liệu dị thường từ một số khu vực thuộc lãnh thổ Việt Nam.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thu Hằng                   

2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:     14/8/1984                                                                   

4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh: Quyết định số 4050/QĐ-KHTN-CTSV ngày 19/09/2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu áp dụng các phương pháp hiện đại phân tích, xử lý tài liệu dị thường từ một số khu vực thuộc lãnh thổ Việt Nam.

8. Chuyên ngành:  Vật lý Địa cầu                                                           

9. Mã số: 62 44 01 11

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS. Đỗ Đức Thanh; Hướng dẫn phụ: TS. Lê Huy Minh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Áp dụng có kết quả phương pháp tín hiệu giải tích theo hướng của tenxơ gradient đối với tài liệu dị thường từ ở khu vực Bó Giới và Boong Quang (Cao Bằng). Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp này phù hợp đối với việc xác định biên của các nguồn gây dị thường có dạng đẳng thước và không phụ thuộc nhiều vào góc nghiêng từ hóa, khắc phục được hiện tượng giao thoa khi các nguồn ở gần nhau.

- Đưa ra thuật toán, xây dựng chương trình và áp dụng có hiệu quả phương pháp đạo hàm theo hướng đối với tài liệu dị thường từ ở khu vực Tuần Giáo để xác định vị trí của nguồn có dạng hình học kéo dài phục vụ công tác minh giải tài liệu từ trong vùng có các đứt gẫy địa chất. Phương pháp này cũng hoàn toàn không phụ thuộc vào góc nghiêng từ hóa, khắc phục được hiện tượng giao thoa khi các nguồn ở gần nhau.

- Mở rộng thuật toán giải bài toán ngược xác định tọa độ đỉnh của đa giác và lăng trụ thẳng đứng để xác định độ sâu tới mặt trên của móng từ trong trường hợp bài toán 2D và 3D. Việc áp dụng trên ba tuyến đo thực tế khu vực đông nam thềm lục địa Việt Nam cho kết quả tương đối phù hợp với cấu trúc sâu của khu vực này.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Các kết quả thu được khi áp dụng các phương pháp đã nghiên cứu để xử lý, phân tích tài liệu dị thường từ khu vực Tuần Giáo, khu vực Bó Giới, Boong Quang (Cao Bằng) và khu vực đông nam thềm lục địa Việt Nam là những thông tin bổ sung hữu ích cho việc nghiên cứu cấu trúc địa chất, tìm kiếm và thăm dò khoáng sản trên các khu vực này, cũng như góp phần tìm kiếm các nguồn gây dị thường từ ở các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam. 

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Khảo sát chi tiết hơn ảnh hưởng của góc nghiêng từ hóa và hiệu quả áp dụng của các phương pháp theo sự biến đổi độ sâu của nguồn gây dị thường; ảnh hưởng của hiện tượng giao thoa trong trường hợp các nguồn nằm chồng lên nhau ở các độ sâu khác nhau.
- Mở rộng việc áp dụng các phương pháp được đề xuất trong luận án để phân tích tài liệu dị thường từ cho vùng nghiên cứu khác nhau thuộc lãnh thổ Việt Nam để thấy rõ hiệu quả của các phương pháp này.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

 [1] Nguyen Thi Thu Hang, Do Duc Thanh, Le Huy Minh (2017), “Application of directional derivative method to determine boundary of magnetic sources by total magnetic anomalies”, Vietnam Journal of Earth Sciences, 39(4), pp. 360-375.
[2] Nguyen Thi Thu Hang, Pham Thanh Luan, Do Duc Thanh, Le Huy Minh (2017), “Using the  directional analytic signals of  magnetic gradient tensor  to determine boundaries of source”, VNU Journal of Science: Mathematics – Physics, 33(4), pp. 24-35.
[3] Nguyen Thi Thu Hang, Pham Thanh Luan, Do Duc Thanh, Le Huy Minh (2018), “Improving algorithm of determining the coordinates of the vertices of the polygon to invert magnetic anomalies of two-dimensional basement structures in space domain”, Journal of Marine Science and Technology, 18(3), pp. 312-322.

[4]  Nguyen Thi Thu Hang, Erdinc Oksum, Le Huy Minh, Do Duc Thanh (2019), “An improved space domain algorithm for determining the 3-D structure of the magnetic basement”, Vietnam Journal of Earth Sciences, 41(1), pp. 79-90.
 Quang Lợi - VNU - HUS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ