TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 10:09:24 Ngày 24/12/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Thanh Nga
Tên đề tài: Bảo đảm quyền biểu tình của công dân ở Việt Nam hiện nay

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Nga                                          2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 21/02/1988                                                            4. Nơi sinh: Hà Nam

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4387/QĐ-ĐHQGHN ngày 30/12/2016 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định số 183/QĐ-ĐHQGHN ngày 20/1/2020 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian học tập

7. Tên đề tài luận án: Bảo đảm quyền biểu tình của công dân ở Việt Nam hiện nay

8. Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật        9. Mã số: 9380101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: - PGS.TS. Đặng Minh Tuấn (Cán bộ hướng dẫn 1)

                                                      - PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn (Cán bộ hướng dẫn 2)

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Mục đích nghiên cứu

Luận án nhằm làm một số vấn đề luận về biểu tình, quyền biểu tình, bảo đảm quyền biểu tình của công dân; phân tích tình hình biểu tình, thực trạng bảo đảm quyền biểu tình của công dân ở Việt Nam, từ đó, đề xuất các giải pháp góp phần bảo đảm tốt hơn quyền biểu tình của công dân thời gian tới.

- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án những vấn đề luận về biểu tình, quyền biểu tình, bảo đảm quyền biểu tình của công dân thực tiễn bảo đảm quyền biểu tình của công dân ở Việt Nam hiện nay.

- Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, nghiên cứu điển hình, và nghiên cứu lịch sử.

 - Kết quả chính của luận án

+ Luận án cho phép nhìn rõ hơn cơ sở khoa học của việc bảo đảm quyền biểu tình của công dân ở Việt Nam.

+ Luận án phân tích làm rõ tình hình biểu tình của công dân, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền biểu tình của công dân ở nước ta hiện nay, chỉ ra các nguyên nhân và làm rõ các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong việc bảo đảm quyền biểu tình của công dân trên thực tế.

+ Luận án đưa ra các quan điểm và giải pháp góp phần bảo đảm tốt hơn quyền biểu tình của công dân ở Việt Nam trong thời gian tới.

- Đóng góp mới của luận án

+ Xây dựng khái niệm biểu tình, quyền biểu tình và bảo đảm quyền biểu tình của công dân.

+ Phân tích điểm khác biệt giữa biểu tình với tự do ngôn luận, giữa biểu tình với hội họp, giữa biểu tình với bạo loạn, giữa biểu tình với đình công.

+ Phân tích và chỉ ra các đặc điểm, tính chất, mục đích của biểu tình, đặc điểm, ý nghĩa, phạm vi và giới hạn của quyền biểu tình của công dân.

+ Phân tích và làm sáng tỏ nội dung, hình thức bảo đảm quyền biểu tình của công dân.

+ Đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền biểu tình của công dân ở Việt Nam hiện nay.

- Kết luận         

một công trình nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu về bảo đảm quyền biểu tình của công dân ở nước ta hiện nay, với nhiều đóng góp mới về luận thực tiễn. Luận án không trùng lắp với các công trình đã công bố.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

+ Luận án góp phần xây dựng cơ sở lý luận về biểu tình, quyền biểu tình, bảo đảm quyền biểu tình của công dân; quan điểm, nhận thức trên thế giới về biểu tình, quyền biểu tình, thực tiễn bảo đảm quyền biểu tình của công dân của một số quốc gia trên thế giới; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về biểu tình, quyền biểu tình, quan điểm nhận thức của các nhà khoa học, nhà làm luật, của cán bộ nhà nước và của Nhân dân Việt Nam về biểu tình, quyền biểu tình.

+ Luận án phản ánh khách quan, rõ ràng về tình hình biểu tình ở nước ta, từ đó, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, làm rõ các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong việc bảo đảm quyền biểu tình của công dân trên thực tế.

+ Luận án có giá trị thực tiễn lớn khi đưa ra các giải pháp bảo đảm quyền biểu tình của công dân ở nước ta trong thời gian tới như: đưa ra các quan điểm cần phải lưu ý khi xây dựng Luật Biểu tình; đề xuất khung pháp luật về biểu tình; xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng; bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ việc bảo đảm quyền biểu tình của công dân được tốt hơn; kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật làm cản trở việc thực hiện quyền biểu tình của công dân. Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu và cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra các giải pháp tăng cường bảo đảm quyền biểu tình của công dân sát hợp với thực tiễn, đồng thời tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên ngành luật; phục vụ cho công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): tham khảo cho các vấn đề thực tiễn liên quan.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Không

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

Nguyễn Thị Thanh Nga (2017), “Quyền biểu tình trong Hiến pháp năm 2013”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, (4), tr.117-119.

Nguyễn Thị Thanh Nga (2019), “Bảo đảm các quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam hiện nay – Một số khía cạnh lý luận, pháp lý, thực tiễn”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, Tập 35, (4), tr.70-77.

Nguyễn Thị Thanh Nga (2019), “Phát huy dân chủ XHCN trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (281), tr.20-24.

Nguyễn Thị Thanh Nga (2019), “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với vấn đề bảo đảm quyền con người”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (283), tr.34-38.

Nguyễn Thị Thanh Nga (2020), “Về bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (289), tr.60-65.

 Vũ Thị Hồng Hạnh
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ