TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 00:00:00 Ngày 06/08/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Đặng Ngọc Hà
Tên đề tài: Không gian lịch sử - văn hóa vùng đất Mô Xoài

1. Họ và tên: Đặng Ngọc Hà                               2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 09/12/1985                                    4. Nơi sinh: Ninh Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4642/QĐ-ĐHQGHN, ngày 20/12/2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Quyết định số 242/QĐ-VNH, ngày 04/10/2018 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (VNH&KHPT) về việc chuyển chương trình đào tạo cho nghiên cứu sinh; Quyết định số 260A/QĐ-VNH, ngày 06/11/2018 của Viện trưởng Viện VNH&KHPT về việc đổi tên đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh; Quyết định số 420/QĐ-VNH, ngày 01/12/2016 của Viện trưởng Viện VNH&KHPT về việc gia hạn học tập và bảo vệ luận án thời hạn 24 tháng cho nghiên cứu sinh; Quyết định số 343/QĐ-VNH ngày, 28/12/2018 của Viện trưởng Viện VNH&KHPT về việc buộc thôi học, trả nghiên cứu sinh về cơ quan công tác; Quyết định số 261/QĐ-VNH, ngày 30/10/2020 của Viện trưởng Viện VNH&KHPT về việc tiếp nhận nghiên cứu sinh trở lại đơn vị đào tạo.

7. Tên đề tài luận án: Không gian lịch sử - văn hóa vùng đất Mô Xoài

8. Chuyên ngành: Việt Nam học                         9. Mã số: 62220113

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Quang Ngọc

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Xác định đặc trưng cảnh quan tự nhiên và các lớp dân cư ở vùng đất Mô Xoài. Cảnh quan tự nhiên ở vùng đất Mô Xoài rất đa dạng với biển, ven biển, đồng bằng, vùng cao. Vùng Mô Xoài có nhiều lớp dân cư, gồm lớp dân cư tại chỗ, các lớp dân cư mới đến trong đó người Việt có vai trò chủ đạo.

- Xác định diện mạo lịch sử, diện mạo văn hóa của vùng đất Mô Xoài. Diện mạo lịch sử của Mô Xoài là nơi có quá trình lịch sử sớm, là vùng biên quan yếu giữa Chân Lạp và Chămpa, nơi đầu tiên ở Nam Bộ được khai phá dưới thời các chúa Nguyễn, có vị trí địa chiến lược quan trọng, là cửa ngõ của Nam Bộ. Diện mạo văn hóa của vùng đất Mô Xoài gồm tính sông, biển, lục địa tác động mạnh đến văn hóa sản xuất; tương tác sản xuất - xã hội nhiều chiều cạnh; nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo cùng lễ hội dân gian đa dạng; tổ chức không gian công cộng và không gian tụ cư với nhiều đặc thù; địa danh chịu tác động mạnh của tự nhiên và xã hội.

- Xác định đặc trưng tổng thể của không gian lịch sử - văn hóa vùng đất Mô Xoài. Đó là nơi có cảnh quan tự nhiên đa dạng. Vị thế địa - chính trị trọng yếu. Tiến trình phát triển chịu sự chi phối của cả tính biển và tính lục địa. Lịch sử, dân cư đa tầng, gồm nhiều lớp. Văn hóa rất đa dạng. Mô Xoài là nơi có nhiều lớp không gian, nhiều không gian tiểu vùng.

- Nêu rõ sự biến đổi, tính kế thừa của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay đối với đặc trưng của không gian lịch sử - văn hóa vùng đất Mô Xoài. Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kế thừa nhiều đặc trưng của vùng đất Mô Xoài xưa, bên cạnh đó là các yếu tố mới xuất hiện, tác động đến quá trình phát triển.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Cung cấp luận cứ cho quá trình phát triển hiện nay của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Là tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy về khu vực học, lịch sử, văn hóa địa phương ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Các không gian lịch sử - văn hóa ở Việt Nam; Lịch sử Việt Nam trung đại; Lịch sử văn hóa Việt Nam; Không gian phát triển.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án (liệt kê theo trình tự thời gian):

[1] Đặng Ngọc Hà (2013), “Phân tích thông tin, dữ kiện số liệu về giáo dục, thi cử Nho học ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XIX”, trong Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam học - Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế lần thứ tư, Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững, Tập VII, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 322-336.

[2] Đặng Ngọc Hà (2014), “Dân số học lịch sử một làng người Hoa ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XIX (Trường hợp làng Minh Hương, Vĩnh Long)”, trong Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, 25 năm Việt Nam học theo định hướng liên ngành, NXB Thế giới, Hà Nội, tr.101-116.

[3] Đặng Ngọc Hà (2014), “Mục III: Một số giá trị văn hóa tiêu biểu của Việt Nam”, thuộc chương II “Hệ giá trị văn hóa tổng quát truyền thống Việt Nam”, trong Ngô Đức Thịnh (chủ biên), Giá trị văn hóa Việt Nam: Truyền thống và biến đổi, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr. 67-96.

[4] Đặng Ngọc Hà (2017), “Vùng đất Mô Xoài trong quá trình khai phá Nam Bộ dưới thời các chúa Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6 (494), tr. 19-33, 43.

[5] Đặng Ngọc Hà (2017), “Mục I: Ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đến vùng đất Nam Bộ”, thuộc chương IV “Diện mạo Nam Bộ thế kỷ VII - XVI”, trong Nguyễn Văn Kim (chủ biên), Vùng đất Nam Bộ, Tập III: Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr. 419-449.

[6] Đặng Ngọc Hà (2017), “Chương I: Vùng đất Nam Bộ trước thế kỷ XVII và quá trình khai mở Mô Xoài - Đồng Nai”, trong Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Vùng đất Nam Bộ, Tập IV: Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr. 23-76.

[7] Đặng Ngọc Hà (2017), “Chương II: Gia Định từng bước trở thành trung tâm quy tụ và tỏa rộng ra toàn vùng Nam Bộ của chúa Nguyễn”, trong Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Vùng đất Nam Bộ, Tập IV: Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr. 77-128.

[8] Đặng Ngọc Hà (2020), “Địa danh Mô Xoài từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX”, trong Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế - Khu vực học, Việt Nam học: Định hướng nghiên cứu và đào tạo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 218-234.

[9] Đặng Ngọc Hà (2020), “Tình hình sở hữu và mua bán ruộng đất ở Bà Rịa qua địa bạ Minh Mệnh”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 11 (535), tr. 10-21.

 Thúy Hiền - VNU - IVIDES
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ