TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 00:00:00 Ngày 06/08/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Đinh Phạm Văn Minh
Tên đề tài: Tòa án Công lý Quốc tế thiết chế tài phán quan trọng trong giải quyết tranh chấp quốc tế đối với Việt Nam hiện nay

1. Họ và tên: Đinh Phạm Văn Minh                     2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 28/5/1985                                     4. Nơi sinh: Quảng Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4387/QĐ-ĐHQGHN ngày 30/12/2016 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định gia hạn số 183/QĐ-ĐHQGHN ngày 20/01/2020 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Tòa án Công lý Quốc tế thiết chế tài phán quan trọng trong giải quyết tranh chấp quốc tế đối với Việt Nam hiện nay.

8. Chuyên ngành: Luật Quốc tế                          9. Mã số: 9380101.06

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Bá Diến; TS Mai Hải Đăng.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Thứ nhất, Luận án sẽ là công trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về quy định, thực tiễn thủ tục giải quyết tranh chấp và thủ tục kết luận tư vấn tại Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), kinh nghiệm của một số nước sử dụng ICJ để giải quyết tranh chấp quốc tế hiện nay. Nghiên cứu cách thức ICJ đánh giá chứng cứ, luận cứ, chấp nhận hay bác bỏ các loại chứng cứ, luận cứ do các bên tranh chấp đệ trình hoặc do chính ICJ tiến hành thu thập.

Thứ hai, nghiên cứu những hạn chế đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định tại Hiến chương LHQ, Quy chế, Bộ quy tắc của ICJ và pháp luật Việt Nam góp phần hoàn thiện luật pháp quốc tế và pháp luật trong nước.

Thứ ba, Luận án nghiên cứu sâu sắc vấn đề điều kiện và giải pháp bảo đảm cho Việt Nam sử dụng hiệu quả ICJ giải quyết tranh chấp quốc tế. Xây dựng luận cứ khoa học cho Việt Nam áp dụng khi quyết định tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế tại ICJ.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):

Luận án sẽ là tài liệu khoa học được nghiên cứu chuyên sâu, công phu về thủ tục giải quyết tranh chấp và thủ tục kết luận tư vấn bằng ICJ, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp quốc tế tại ICJ. Sau khi Luận án được bảo vệ thành công, sẽ là tài liệu khoa học pháp lý có giá trị tham khảo, phục vụ cho nước ta cân nhắc khả năng giải quyết tranh chấp quốc tế hiện này bằng ICJ.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):

Với phạm vi của Luận án chưa có điều kiện để nghiên cứu theo định hướng xây dựng hồ sơ pháp lý, lập luận, chứng cứ sử dụng giải quyết tranh chấp đối với từng loại tranh chấp cụ thể; chuẩn bị hồ sơ pháp lý, lập luận, chứng cứ sử dụng đề nghị kết luận tư vấn của ICJ đối với những hành vi xâm phạm đến quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam. Nghiên cứu cơ chế thực thi phán quyết của ICJ, nhất là hạn chế được yếu tố chính trị tác động đến quá trình thi hành phán quyết của ICJ. Đây là những vấn đề pháp lý lớn, rất phức tạp cần tiếp tục nghiên cứu.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

- Đinh Phạm Văn Minh (2018), “Thủ tục nói tại một số thiết chế tài phán quốc tế”, Tạp chí Luật học – Đại học Luật Hà Nội, (Số 3 -214), tr. 42-55.

- Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường, Đinh Phạm Văn Minh (2018), “Giải quyết tranh chấp biển đảo giữa El Salvador và Honduras tại Tòa án Công lý Quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Chuyên san Luật học - Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, (Tập 34 số 2), tr. 14-25.

- Đinh Phạm Văn Minh (2020), “Thực tiễn thực hiện thủ tục kết luận tư vấn tại Tòa án Công lý Quốc tế và việc vận dụng giải quyết tranh chấp trên biển của nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (Số 9- 389), tr. 61-70.

 Hồng Minh - Ban Đào tạo
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ