TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 00:00:00 Ngày 06/08/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Phương Lê
Tên đề tài: Hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực đào tạo cán bộ (2001-2015)

1. Họ và tên: Nguyễn Phương Lê                                   2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 16/4/1979                                                 4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3253/2016/QĐ-XHNV, ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh theo Quyết định số 3122/QĐ-XHNV ngày 29 tháng 11 năm 2017, từ “Quan hệ Việt Nam – Lào trong lĩnh vực giáo dục đào tạo (2001-2015)” (theo Quyết định cũ số 3980/QĐ-XHNV ngày 30 tháng 11 năm 2016 về việc công nhận đề tài và người hướng dẫn luận án tiến sĩ) thành “Hợp tác Việt Nam – Lào trong lĩnh vực đào tạo cán bộ (2001-2015).

7. Tên đề tài luận án: Hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực đào tạo cán bộ (2001-2015)

8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế                                9. Mã số: 62 31 02 06

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Duy Dũng                                              

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên tiếp cận dưới góc độ quan hệ quốc tế (lý thuyết và thực tiễn) để nhận diện đầy đủ về hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực đào tạo cán bộ (2001-2015), đưa ra cách nhìn cụ thể trong hợp tác giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giữa hai quốc gia, từ đó giúp hiểu biết toàn diện hơn về mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Việt Nam và Lào.

Luận án đã hệ thống hóa, phân tích rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác đào tạo cán bộ giữa Việt Nam và Lào; các quan điểm, chủ trương của hai Đảng, hai Nhà nước đối với hợp tác đào tạo cán bộ Lào; coi công tác đào tạo cán bộ là hạt nhân nhằm giữ vững, tăng cường tình đoàn kết đặc biệt giữa hai quốc gia vì mục tiêu hòa bình, hợp tác, phát triển và thịnh vượng.

Trên cơ sở phân tích thực trạng hợp tác đào tạo cán bộ Việt Nam – Lào (2001-2015), luận án đưa ra các đánh giá khách quan, đầy đủ về thành tựu, hạn chế, nguyên nhân nhằm góp phần nhận diện rõ hơn lĩnh vực hợp tác quan trọng này.

Kết quả luận án khẳng định: Để thực hiện nhiệm vụ quốc tế mang tính chiến lược lâu dài, cần phải có sự phối kết hợp của ban, bộ, ngành, các cơ quan chức năng hai nước, cũng như sự nỗ lực của các cán bộ Lào được đào tạo. Từ thực tiễn hợp tác đào tạo cán bộ giai đoạn 2001-2015, luận án gợi ý các giải pháp, đề xuất kiến nghị có tính khả thi, nhằm tăng cường hợp tác đào tạo cán bộ, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cho Đảng và Nhà nước của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian tới.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Thực tiễn hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giữa hai nước Việt Nam – Lào đã chỉ rõ  ý nghĩa chiến lược trong hợp tác quốc tế nói chung, 2 nước láng giềng nói riêng và cũng là một trong những nội dung chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của Luận án với những giải pháp cụ thể khẳng định rõ hơn tầm quan trọng trong hợp tác đào tạo cán bộ cho Lào. Đây cũng là nhiệm vụ  đặc biệt đối với các ban, bộ, ngành, địa phương của Việt Nam thời gian qua, hiện nay và sắp tới. Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu, giảng dạy về quan hệ hợp tác quốc tế nói chung, Việt Nam – Lào nói riêng nhằm góp phần gìn giữ, vun đắp, làm sâu sắc hơn mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Từ góc độ song phương: Luận án chỉ rõ hơn hợp tác đào tạo cán bộ là cách thức hiệu quả giúp đào tạo đội ngũ hoạch định chính sách, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cho Lào, chính họ là các “đại sứ hữu nghị” góp phẩn lan tỏa và củng cố tình cảm đặc biệt giữa nhân dân hai nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ hợp tác Việt Nam - Lào trong mọi lĩnh vực.

Việc Việt Nam đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ có kinh nghiệm, chất lượng cao cho Đảng, Nhà nước Lào thực sự rất cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Đây còn  là cơ hội để các thế hệ, nhất là các cán bộ trẻ  nhận thức rõ hơn và nêu cao tinh thần tự chủ nhằm thực hiện chiến lược, nhiệm vụ phát triển đất nước Việt Nam, Lào góp phần tăng cường tình đoàn kết đặc biệt hai nước trong điều kiện mới.

Từ góc độ đa phương: Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung, cán bộ nói riêng của hai nước còn góp phần xây dựng cộng đồng ASEAN ngày thêm vững mạnh, gắn kết trong xu thế các nước lớn ngày càng tăng cường hợp tác với Đông Nam Á... từ đó đóng góp vào việc củng cố hoà bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

- Hợp tác phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Lào giai đoạn 2021-2025.

- Hợp tác đào tạo cán bộ giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị quốc gia Lào giai đoạn (2021-2030).

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

Nguyễn Phương Lê (2012), “Công tác đào tạo cán bộ Lào tại Việt Nam giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (4), tr. 65-68.

Nguyễn Phương Lê (2018), “Nhìn lại 50 năm hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (1958 - 2018)”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (3), tr. 53-59.

Nguyễn Phương Lê (2019), “Hợp tác đào tạo cán bộ giữa Việt Nam và Lào: Thành tựu và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (5), tr. 64-70.

 Lê Hương - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ