1. Họ và tên: Nguyễn Anh Đức 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 15/11/1990 4. Nơi sinh: Hưng Yên 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 5385/QĐ-ĐHQGHN ngày 31/12/2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Kéo dài thời gian học tập theo các Quyết định số 107/QĐ-ĐHQGHN, ngày 14/01/2019, Quyết định số 183/QĐ-ĐHQGHN ngày 20/01/2020 và Quyết định số 2146/QĐ-ĐHQGHN ngày 23/7/2020 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Tên đề tài luận án: Tác động của hiệp định thương mại tự do đối với việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. 8. Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật 9. Mã số: 9380101.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Thị Kim Quế và TS. Mai Văn Thắng 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Kết quả của luận án có những đóng góp mới về mặt học thuật, thể hiện cụ thể như sau: (i) củng cố và bổ sung nền tảng lí luận về mối quan hệ giữa thương mại tự do và nhân quyền từ thực tiễn ở Việt Nam. (ii) phân tích, đánh giá về những thành tựu, hạn chế trong việc xử lí mối quan hệ giữa tự do thương mại và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. (iii) xây dựng các quan điểm, đề xuất và luận giải một hệ thống giải pháp nhằm tận dụng những thuận lợi và giải quyết những khó khăn với việc bảo đảm quyền con người trong quá trình thực thi các hiệp định thương mại tự do ở Việt Nam. - Luận án đi đến một số kết luận như sau: (i) Xu hướng gắn kết các đòi hỏi, yêu cầu bảo đảm quyền con người đối với vai trò quản trị của các nhà nước ngày càng gia tăng và phần nào được thể hiện rõ ràng trong các HĐTMTD gần đây. Việt Nam có xu hướng chấp nhận các lồng ghép về nhân quyền với mục đích hỗ trợ công cuộc cải cách thể chế nói chung nhưng vẫn ưu tiên nhằm đạt được các lợi ích kinh tế - thương mại. (ii) Các HĐTMTD có tác động toàn diện lên đời sống xã hội của quốc gia nói chung và đối với việc bảo đảm quyền con người nói riêng. Trong đó, trọng tâm các tác động có thể được nhận thấy thông qua nhận thức của nhà nước về bảo đảm quyền, những thay đổi trong xây dựng và thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền. (iii) Nhà nước Việt Nam - dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam - đã thể hiện những nỗ lực trong thực thi chức trách bảo đảm quyền con người, nhưng dường như vẫn lúng túng, chưa có phương án mang tầm chiến lược mà chủ yếu đối phó với những tình thế phát sinh. Việt Nam cần xem xét lại phương châm hội nhập quốc tế lấy kinh tế làm trọng tâm. Nhà nước cần chú trọng hơn đến việc giới hạn nhu cầu quản lí nhà nước đối với việc thực hiện các quyền trên cơ sở thiết lập rõ ràng các giới hạn quyền. Việc xây dựng pháp luật dựa trên tiếp cận về quyền con người là một xu hướng mới cần tiếp tục được nghiên cứu. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Quốc hội và Chính phủ, các cơ sở học thuật, các tổ chức xã hội và chính quyền địa phương. 13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): pháp luật về bảo đảm quyền con người trong các lĩnh vực quản lí nhà nước. 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: - Nguyễn Anh Đức (2017), “Quản lí nhà nước về quyền lập hội và việc hoàn thiện Dự thảo Luật về hội ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (01), tr. 30-38. - Nguyễn Anh Đức (2017), “Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo liên quan đến đầu tư nước ngoài khi thực thi Hiệp định thương mại tự do ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (11), tr. 23-31. - Nguyễn Anh Đức (2019), “Quyền tự do lập hội, hội họp của người lao động Việt Nam trước yêu cầu từ các hiệp định thương mại tự do”, Tạp chí Luật học, (8), tr. 3-13. - Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao và Nguyễn Anh Đức (2020), “The Court System in the Fight against Corruption in Vietnam: Traditional Problems and New Challenges from Free Trade Agreements”, Journal of Vietnamese Studies, V.15, Issue 1, winter 2020, pps. 77-106. |