TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 11:33:00 Ngày 28/09/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Phan Quốc Yên
Tên đề tài: Nghiên cứu hình thái địa hình vùng nước nông ven các đảo Trường Sa bằng phương pháp đo sâu viễn thám và GIS

1. Họ và tên: Phan Quốc Yên                                         2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 02/02/1982                                                4. Nơi sinh: Nghệ An

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 2999/QĐ-ĐHKHTN ngày 18/8/2016 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không   

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu hình thái địa hình vùng nước nông ven các đảo Trường Sa bằng phương pháp đo sâu viễn thám và GIS

8. Chuyên ngành: Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý

9. Mã số: 9440211.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hiệu; TS. Đào Khánh Hoài

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Đề tài đã thực nghiệm được quy trình và các phương pháp ước tính độ sâu từ ảnh viễn thám quang học khu vực nước nông ven đảo thử nghiệm An Bang (đạt đến độ sâu 20m nước), sử dụng kết quả độ sâu xác định được để đo vẽ hình thái địa hình.  Kết quả nghiên cứu làm cơ sở để xác áp dụng quy trình này cho các đảo khác thuộc quần đảo Trường sa. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, các thuật toán đo sâu viễn thám thực nghiệm thường có kết quả thay đổi theo không gian. Vì vậy, cần được tiến hành đánh giá từng bước của quy trình trước khi đưa vào áp dụng cho một khu vực cụ thể.

- Xây dựng được phần mềm thực hiện triển khai quy trình xác định độ sâu từ ảnh viễn thám đa phổ khu vực nước nông ven đảo thuộc quần đảo Trường Sa;

- Kết hợp với số liệu địa hình xác định được từ đo sâu viễn thám và số liệu khảo sát thực địa ven bờ đảo, đánh giá định lượng được hình thái địa hình theo các mùa trong năm, bước đầu xác định được quy luật biến đổi hình thái đường bờ đảo và địa hình ven đảo nổi. Qua nghiên cứu cho thấy rằng, quần đảo Trường Sa nói chung và đảo An Bang nói riêng có điều kiện tự nhiên phức tạp, và mối quan hệ chặt chẽ với địa hình khu vực nước nông ven đảo.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Luận án có ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn, xây dựng được phần mềm, quy trình công nghệ xác định độ sâu đáy biển khu vực nước nông ven các đảo Trường Sa nhằm đáp ứng các nhiệm vụ cấp bách và lâu dài. Phương pháp có chi phí thấp, dễ thực hiện và triển khai nhanh. Kết quả luận án là một phần của đề tài cấp Bộ quốc phòng, phần mềm đã được thử nghiệm và được ứng dụng tại đoàn đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển - Quân chủng Hải quân.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Do hạn chế về công nghệ ảnh vệ tinh quang học, độ sâu khu vực nước nông tính được chỉ đạt tới độ sâu 20m nước. Ngoài ra, độ chính xác vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của khu vực nghiên cứu. Vì vậy, đề tài cần tiếp tục được nghiên cứu để mở rộng phạm vi địa hình khu vưc nước nông và nâng cao độ chính xác, đáp ứng các nhiệm vụ cấp bách và lâu dài.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Phan Quốc Yên, Nguyễn Hiệu (2017). Loại bỏ hiệu ứng lóe mặt trời trên ảnh vệ tinh quang học khu vực nước nông ven các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, trang 87-98, Tập 33, Số 3, ISSN: 2588-1094

[2] Phan Quốc Yên, Đào Khánh Hoài, Đinh Thị Bảo Hoa (2017). Nghiên cứu thành lập bản đồ độ sâu đáy biển vùng nước nông khu vực trường sa lớn bằng kỹ thuật đo sâu viễn thám. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, trang 63-73, Tập 33, Số 4 (2017), ISSN: 2588-1094

[3] Yen Phan Quoc and Hoai Dao Khanh. Evaluates the possibility of shallow water bathymetry mapping using optical satellite imagery, FIG Working Week 2019, Hanoi, Vietnam.

[4] Phan Quốc Yên, Đánh giá khả năng xác định độ sâu khu vực nước nông ven các đảo không tiếp cận bằng dữ liệu viễn thám quang học, Chuyên san Kỹ thuật Công trình đặc biệt, số 02/Tạp chí Khoa học & Kỹ thuật - số 200 (6-2019) - Học viện KTQS.

[5] Phan Quốc Yên, Nguyễn Thị Thu Nga, Tống Thị Hạnh, Nghiên cứu, thực nghiệm so sánh các phương pháp mô hình hóa địa hình, VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 35, No. 4 (2019) 68-79

[6] Phan Quốc Yên, Nguyễn Thị Thu Nga, Thực nghiệm, đánh giá các phương pháp nội suy bề mặt địa hình cho các dạng địa hình khác nhau, Tạp chí khoa học kỹ thuật mỏ - địa chất, 61-2, 116-126.

 Lan Anh - VNU - HUS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ