TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 10:02:41 Ngày 12/10/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Hoàng Thị Lê Thảo
Tên đề tài: Chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn trong lao động xuyên biên giới Việt Nam – Trung Quốc

1. Họ và tên: Hoàng Thị Lê Thảo                                    2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 31/5/1984                                                 4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH do Hiệu trường trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội ký ngày 30/12/2013.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định số 3257/QĐ-XHNV ngày 21/12/2015 về việc thay đổi tên đề tài luận án tiến sỹ và bổ sung giáo viên hướng dẫn.

- Quyết định số 4691/QĐ-XHNV ngày 29/12/2016 về việc kéo dài thời gian học tập.

- Quyết định số 822/QĐ-XHNV ngày 19/4/2021 về việc thay đổi/điều chỉnh đề tài luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh

7. Tên đề tài luận án: Chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn trong lao động xuyên biên giới Việt Nam – Trung Quốc

8. Chuyên ngành: Dân tộc học                                       9. Mã số: 62.31.03.10 

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lâm Bá Nam, PGS. TS. Vương Xuân Tình

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

Luận án đã tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ góc độ lý thuyết giải thích văn hóa và sinh thái văn hóa của Nhân học y tế và dựa vào khung phân tích Di cư – Sức khỏe để phân tích việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ Tày, Nùng ở huyện Văn Quan lao động xuyên biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Theo đó, các vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe được nhìn nhận từ góc độ văn hóa-xã hội, đặt trong hệ thống y tế đa nguyên và bối cảnh xuyên biên giới.

Không chỉ khi ở nội biên, mà trong quá trình lao động xuyên biên giới, các nữ lao động phải đối diện với những vấn đề sức khỏe sinh sản và có nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, họ gặp nhiều hạn chế xuất phát từ điều kiện lao động, sinh hoạt, cũng như các rào cản trong phong tục tập quán, tâm lý, ngôn ngữ và vị thế pháp lý. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ khi lao động ở Trung Quốc có những lỗ trống cấu trúc khiến họ bị lệ thuộc vào người môi giới hoặc chủ Trung Quốc.

Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ lao động xuyên biên giới Việt Nam – Trung Quốc chưa được nhận sự hỗ trợ (chính sách đặc thù) của chính quyền cũng như các đoàn thể, tổ chức.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng lao động xuyên biên giới Việt - Trung có ý nghĩa thực tiễn đối với việc xây dựng các chính sách tăng cường việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ di cư, góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng như khu vực miền núi phía Bắc, hướng tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo vùng và của đất nước nói chung.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

Những hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả: an sinh xã hội khu vực biên giới, hoạt động lao động di cư: các vấn đề chính sách và sức khỏe

14. Liệt kê các công trình đã công bố có liên quan đến luận án.

Hoàng Thị Lê Thảo (2015), “Phương thức chữa bệnh dân gian của người Tày ở thôn Pò Cại, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”, Tạp chí Dân tộc học (4&5), tr. 102-111.

Hoàng Thị Lê Thảo (2017), “Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số lao động xuyên biên giới ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn”, kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề về dân tộc, tộc người ở vùng biên giới và liên xuyên biên giới nước ta hiện nay”, Viện Dân tộc học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 810-818.

Hoàng Thị Lê Thảo (2019), “Thực trạng và các vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia hoạt động  lao động xuyên biên giới Việt – Trung: nghiên cứu ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn”, kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Thách thức và giải pháp để phụ nữ  dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau”, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 267-277.

Hoàng Thị Lê Thảo (2019), “Lao động tự do xuyên biên giới của phụ nữ  dân tộc thiểu số: nghiên cứu ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn”, Tạp chí Dân tộc học (6), tr. 60-67.

Hoàng Thị Lê Thảo (2020), “Mạng lưới xã hội trong chăm sóc sức khỏe sinh sản: Nghiên cứu trường hợp phụ nữ dân tộc Tày, Nùng ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn”, Tạp chí Dân tộc học (6), tr. 76-86.

 VNU Media - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ