TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 14:15:46 Ngày 18/10/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Đình Nghĩa
Tên đề tài: Vùng đất Lam Sơn - Tiếp cận từ các nguồn tư liệu văn học và văn hóa dân gian

1. Họ và tên: Nguyễn Đình Nghĩa                                   2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 23/9/1980                                                 4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4800/QĐ-ĐHQGHN ngày 07/12/2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Điều chỉnh tên đề tài nghiên cứu theo Quyết định số 277/QĐ-VNH ngày 23/11/2020 của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển.

Gia hạn thời gian đào tạo thêm 24 tháng theo Quyết định số 342/QĐ-VNH ngày 28/12/2018 và Quyết định số 124A/QĐ-VNH ngày 29/6/2020 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển.

7. Tên đề tài luận án: Vùng đất Lam Sơn - Tiếp cận từ các nguồn tư liệu văn học và văn hóa dân gian.

8. Chuyên ngành:  Việt Nam học

9. Mã số: 62220113

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Vương; PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Thanh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án tập hợp được một hệ thống phong phú, đa dạng các tác phẩm văn học dân gian, văn học thành văn và các loại hình văn hóa dân gian về vùng đất Lam Sơn, đặc biệt là bộ phận văn học viết bằng chữ Hán.

- Luận án đã phác họa và làm nổi bật đặt trưng riêng biệt của vùng đất Lam Sơn trên các triều cạnh: một vùng đất thiêng; một vùng đất của hệ thống biểu tượng về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và các nhân vật lịch sử; một vùng đất tâm linh...

- Các kết quả nghiên cứu của luận án là sự thể nghiệm một cách tiếp cận mới đối với một vùng đất lịch sử - văn hóa. Luận án không tiếp cận thông qua các dữ kiện lịch sử - xã hội trực tiếp mà thông qua lăng kính cảm nhận của các nhà văn, nhà thơ và các tác giả dân gian thể hiện bằng các biểu tượng văn chương, các loại hình văn hóa dân gian, truyền thuyết về lịch sử, nhân vật và các sự kiện của vùng đất Lam Sơn.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm những thông tin về vùng đất địa linh nhân kiệt Lam Sơn với tư cách là một không gian lịch sử - văn hóa, có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những công trình địa chí của địa phương và những nghiên cứu khác về vùng đất Lam Sơn.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu vùng đất phát tích của những vương triều khác ở Việt Nam qua nguồn tư liệu văn học và văn hóa dân gian.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án (liệt kê theo trình tự thời gian):

[1] Nguyễn Đình Nghĩa (2015), “Khởi nghĩa Lam Sơn: Bước chuyển giao cuối cùng từ nền võ trị sang văn trị từ góc nhìn lịch sử tư tưởng các triều đại phong kiến Việt Nam”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, ISSN: 1859-2694, tr. 6-9.

[2] Nguyễn Đình Nghĩa (2015), “Thức nhận về nền văn hóa dân tộc của tầng lớp trí thức Nho học nửa đầu thế kỷ XV (khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu về đề tài Lam Sơn) Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học, ISBN 97-64-62-4251-2, tr. 575-593.

[3]. Nguyễn Đình Nghĩa (2018), “Chuyển dịch tư tưởng văn hóa bản địa Đông Nam Á sang tư tưởng Nho học Đông Á ở Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, ISSN: 0866-8655 (403), tr. 12-14.

[4] Nguyễn Đình Nghĩa (2019), “Lam Sơn qua tác phẩm văn học tiêu biểu thế kỷ XV”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, ISSN: 0866-8655 (417) tr. 79-82.

 VNU Media - VNU - IVIDES
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ