TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 09:47:03 Ngày 09/12/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Đào Thị Hòa
Tên đề tài: Quản trị cơ sở giáo dục đại học tư thục theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

1. Họ và tên: Đào Thị Hoà                                              2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 12/09/1975                                                4. Nơi sinh: Hải Dương

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1282/QĐ-ĐT ngày 8 tháng 12 năm 2015

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Đổi tên đề tài luận án thành: “Quản trị cơ sở giáo dục đại học tư thục theo tiếp cận đảm bảo chất lượng” tại quyết định số 1599/QĐ-ĐT ngày 15/10/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục. Kéo dài thời gian học tập 24 tháng tại Quyết định số 2002/QĐ-ĐHGD, 2139/QĐ-ĐHGD, ngày 06/12/2018 và ngày 02/012/2019

7. Tên đề tài luận án: “Quản trị cơ sở giáo dục đại học tư thục theo tiếp cận đảm bảo chất lượng”.

8. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục                                9. Mã số: 9 14 01 14

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Đặng Ứng Vận; GS.TS. Trần Quốc Thành

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

1. Về mặt lý luận: Đưa các quan điểm lý luận về quản trị cơ sở giáo dục đại học vào thực tiễn quản trị đại học tư thục ở Việt Nam. Vận dụng tiếp cận đảm bảo chất lượng để đổi mới quản trị cơ sở giáo dục đại học tư thục, làm rõ các đặc trưng và nội dung quản trị cơ sở giáo dục đại học tư thục theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, góp phần phát triển các cơ sở giáo dục đại học tư thục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam.

2. Về mặt thực tiễn: Đề xuất và khảo nghiệm được các giải pháp quản trị cơ sở giáo dục đại học tư thục theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, khẳng định được sự cần thiết phải đổi mới quản lý các cơ sở giáo dục đại học tư thục ở Việt Nam bằng quản trị cơ sở giáo dục đại học tư thục theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

3. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cho cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học tư thục tư liệu tham khảo có giá trị để có thể vận dụng để nâng cao hiệu quả quản trị nhà trường.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tư liệu hữu ích đối với các nhà quản lý giáo dục. Có khả năng ứng dụng trong thực tiễn hiện nay và trong thời gian tới.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có):

Luận án được hoàn thành, tôi sẽ tiếp tục công tác trong lĩnh vực khoa học quản lý và quản lý giáo dục với mong muốn có thêm các kiến thức khoa học về quản lý trong giáo dục. Nếu có cơ hội tôi sẽ tham gia công tác giảng dạy và tiếp tục nghiên cứu về khoa học quản lý, quản lý giáo dục.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

 1. Tự chủ, dân chủ và phân cấp trong đổi mới quản lý Nhà nước về giáo dục đại học, Tạp chí Quản lý giáo dục, Số 56, tr. 1-4.

2. Mô hình đảm bảo chất lượng các trường đại học ngoài công lập, Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam, Số 21 tháng 9/2019, tr. 7-12.

3. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục và những tồn tại chủ yếu của 17 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập, Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 35, tr. 21-31.

4. Chính sách phát triển đại học tư thục trên thế giới, Tạp chí Quản lý giáo dục, Số 7, tr. 1-8.

5. Thực trạng phát triển các cơ sở giáo dục đại học tư thục ở Việt Nam và một số biện pháp đảm bảo tài chính, kỷ yếu hội thảo: “Đánh giá thực trạng nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học ở Việt Nam” 30/11/2020.

 VNU Media - VNU - UEd
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ