TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 10:14:46 Ngày 09/12/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Quản Minh Phương
Tên đề tài: Văn hoá tộc người trong quá trình phát triển du lịch ở Tây Bắc (Nghiên cứu trường hợp người Thái ở Mộc Châu, người Mông ở Sa Pa).

1. Họ và tên: Quản Minh Phương                                   2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 11/02/1987                                                4. Nơi sinh: Lào Cai

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh số: 5772/QĐ – ĐHQGHN ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định số 256/QĐ-VNH, ngày 06/11/2017 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội về việc chuyển chương trình đào tạo.

- Quyết định số 03/QĐ-VNH, ngày 02/01/2018 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội về việc gia hạn học tập và bảo vệ luận án thời hạn 24 tháng.

- Quyết định số 343/QĐ-VNH ngày 31/12/2019 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội về việc xử lý buộc thôi học, trả nghiên cứu sinh về cơ quan công tác.

- Quyết định số 259/QĐ-VNH ngày 27/10/2020 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển – Đại học Quốc gia Hà Nội về việc tiếp nhận nghiên cứu sinh trở lại đơn vị đào tạo.

- Quyết định số 283/QĐ-VNH ngày 30/11/2020 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển – Đại học Quốc gia Hà Nội về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ.

7. Tên đề tài luận án: Văn hoá tộc người trong quá trình phát triển du lịch ở Tây Bắc (Nghiên cứu trường hợp người Thái ở Mộc Châu, người Mông ở Sa Pa).

8. Chuyên ngành: Việt Nam học                                     9. Mã số: 62220113

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Hồng Tung; TS. Phan Văn Hùng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Trên cơ sở hệ thống hoá các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài như vấn đề văn hoá các tộc người thiểu số Tây Bắc, vấn đề phát triển du lịch ở Tây Bắc, tác giả đã chỉ ra nội dung đang đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, đó là hướng nghiên cứu ứng dụng mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá tộc người trong mục tiêu phát triển bền vững.

- Luận án đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về văn hoá tộc người, về phát triển du lịch, mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá tộc người, các thành tố văn hoá tộc người có giá trị đối với hoạt động du lịch, đánh giá mức độ biến đổi văn hoá tộc người dưới tác động của hoạt động du lịch, đề xuất nguyên tắc phát triển du lịch gắn với văn hoá tộc người.

- Dựa vào nghiên cứu khảo sát thực tế hai cộng đồng người Thái và người Mông ở hai địa bàn nghiên cứu trong những năm qua, luận án đã chỉ ra thực trạng khai thác những giá trị văn hoá tộc người truyền thống trong phát triển du lịch và sự biến đổi của văn hoá tộc người do tác động của du lịch.

- Luận án đề xuất bốn nhóm giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tộc người: (1) Nâng cao nhận thức về giá trị văn hoá truyền thống và khả năng làm du lịch cho đồng bào các dân tộc thiểu số; (2) Xây dựng du lịch cộng đồng, hình thức du lịch hiệu quả nhất cho phát triển du lịch bền vững kết hợp giữ gìn văn hoá tộc người thiểu số; (3) Liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch bền vững; (4) Ứng dụng thành tưu khoa học kỹ thuật trong phát triển du lịch văn hoá và giữ gìn văn hoá truyền thống.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa ra dự báo và bốn nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa phát triển du lịch kết hợp với bảo tồn và khai thác các giá trị văn hoá tộc người một cách hiệu quả trong bối cảnh mới. Đây là những giải pháp để các cơ quan quản lý, hoạch định và thực thi chính sách ở các địa phương và cộng đồng người Thái, người Mông có thể tham khảo, vận dụng trong thực tiễn.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Khai thác và phát huy các giá trị văn hoá tộc người cho phát triển du lịch bền vững vùng dân tộc thiểu số.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án (liệt kê theo trình tự thời gian):

[1] Quản Minh Phương (2016), “Bàn về tác động của du lịch đến văn hoá truyền thống”, Tạp chí Du lịch, Số 12.2016, tr25,57.

[2] Quản Minh Phương (2017), “Tính chất, bản sắc và khả năng thích ứng của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc trên lĩnh vực kinh tế”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Tính chất, bản sắc và khả năng thích ứng của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc”, Đề tài Thái học lần thứ hai, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.103-114.

[3] Quản Minh Phương (2019), “Văn hoá truyền thống của người Thái ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn Là và văn hoá truyền thống của người Mông ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai trong phát triển du lịch”, Tạp chí Nghiên cứu dân tộc, Tập 8-số 4-tháng 12, tr122-129.

[4] Quản Minh Phương (2019), “Phát triển du lịch dựa vào văn hoá truyền thống của dân tộc Mông tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 36 – tháng 12, tr163-166.

 VNU Media - VNU - IVIDES
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ