TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 11:33:36 Ngày 13/01/2022 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Bích Hằng
Tên đề tài: Hành vi chia buồn và hồi đáp lời chia buồn của người Việt (liên hệ với hành vi chia buồn và hồi đáp lời chia buồn của người Mỹ bằng tiếng Anh)

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Hằng                                           2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 10/10/1977                                                            4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi đề tài luận án tiến sĩ 21/02/2017

7. Tên đề tài luận án: Hành vi chia buồn và hồi đáp lời chia buồn của người Việt (liên hệ với hành vi chia buồn và hồi đáp lời chia buồn của người Mỹ bằng tiếng Anh)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu                     9. Mã số: 62 22 02 41

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Ý nghĩa lý luận: Luận án có thể có hai đóng góp: Một là làm sáng tỏ đặc điểm của HVCB và hồi đáp LCB trong các đoạn thoại hay các phát ngôn chia buồn. Hai là làm sáng rõ hơn nữa đặc điểm nhận diện của cặp hành vi ấy, xây dựng nền tảng lý luận cho sự phân loại chúng và những nhận thức về cấu trúc cặp thoại chia buồn để góp phần bổ sung vào lý thuyết HVNN và lý thuyết hội thoại.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cũng sẽ đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả dạy và học ngôn ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh); cũng như trong đối dịch Anh-Việt, Việt–Anh.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Việc đáp ứng đúng các tiêu chí khi tạo lập các phát ngôn chia buồn và hồi đáp lời chia buồn sẽ giúp ích cho công tác dịch thuật, biên soạn giáo trình dạy/học tiếng, cũng như việc nghiên cứu và giao tiếp giao văn hóa Việt - Mỹ trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Hướng tiếp theo của đề tài là mở rộng, nâng cấp đối tượng và phạm vi nghiên cứu chuyên sâu về bối cảnh xã hội, hay lứa tuổi, giới tính, trình độ ngoại ngữ để làm sâu sắc hơn đề tài này.

14. Các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án:

[1] Nguyễn Thị Bích Hằng (2014), “Một số nguyên tắc sử dụng từ trong tiếng Việt”, Tạp chí Giáo dục lý luận (220), tr. 53-55.

[2] Nguyễn Thị Bích Hằng (2018), “Lịch sự trong hành vi chia sẻ của người Việt”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế nghiên cứu liên ngành về ngôn ngữ và giảng dạy ngôn ngữ lần thứ IV, NXB Đại học Huế, tr. 81-94 (ISBN: 978-604-974-145-6).

[3] Nguyễn Thị Bích Hằng (2019), “Nhận diện hành động chia buồn trong tiếng Việt”, Kỷ yếu hội thảo Ngôn Ngữ học toàn quốc lần thứ 21 chủ đề “Ngôn ngữ Việt Nam trong bối cảnh giao lưu, hội nhập và phát triển”, NXB Dân trí, tập 2, tr. 1587 - 1599 (ISBN: 978-604-88-7740-8).

[4] Nguyễn Thị Bích Hằng (2019), “Cảm thông và thông cảm”, Tạp chí ngôn ngữ và đời sống (288), tr. 101-104.      

 VNU Media - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ