TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 16:05:33 Ngày 31/03/2022 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Lưu Văn Nam
Tên đề tài: Nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ vũ khí Anh-Việt

1. Họ và tên: Lưu Văn Nam                                            2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 03/05/1982                                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 1745/QĐ-XHNV ngày 13/07/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Gia hạn lần 1: Từ 14/07/2020 đến 13/07/2021

- Gia hạn lần 2: Từ 14/07/2021 đến 13/07/2022

- Điều chỉnh tên đề tài lần 1: Điều chỉnh tên đề tài: “Thuật ngữ và danh pháp chỉ vũ khí: Nghiên cứu đối chiếu định danh và tương đương dịch thuật Anh-Việt” thành “Thuật ngữ vũ khí: Nghiên cứu đối chiếu cấu tạo, định danh và tương đương dịch thuật Anh-Việt”, Quyết định Số 981/QĐ-XHNV, Ngày 10/05/2021.

- Điều chỉnh tên đề tài lần 2: Điều chỉnh tên đề tài: “Thuật ngữ vũ khí: Nghiên cứu đối chiếu cấu tạo, định danh và tương đương dịch thuật Anh-Việt” thành “Nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ vũ khí Anh-Việt”, Quyết định Số 2919/QĐ-XHNV, Ngày 23/12/ 2021.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ vũ khí Anh-Việt

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu       9. Mã số: 62 22 02 41

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Cẩm Lan, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐHQG HN.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về thuật ngữ vũ khí (TNVK) Anh-Việt. Luận án đã khảo sát và làm sáng tỏ những tương đồng và dị biệt về đặc điểm cấu tạo và định danh giữa TNVK Anh-Việt. Ngoài ra, luận án cũng khảo sát và đánh giá các kiểu tương đương dịch thuật TNVK Anh-Việt và đề xuất chỉnh lý, chuẩn hóa các thuật ngữ chưa đạt chuẩn.

- Về đặc điểm cấu tạo, luận án đã chỉ ra các TNVK tiếng Anh và tiếng Việt đều chủ yếu được cấu tạo bằng phương thức ghép nhưng hệ TNVK tiếng Anh có khá nhiều thuật ngữ được cấu tạo bằng phương thức phái sinh và viết tắt. Tiếp đó, phần lớn (hơn 85%) các TNVK ở cả tiếng Anh và tiếng Việt đều gồm từ 2 đến 3 yếu tố. Về mô hình cấu tạo, cả hai hệ thuật ngữ có tương đối nhiều mô hình cấu tạo có tính sản sinh cao Tuy nhiên, hệ TNVK tiếng Anh có số lượng mô hình cấu tạo ít hơn nhiều so với hệ TNVK tiếng Việt (14 mô hình so với 25 mô hình) và trật tự của các yếu tố trong các mô hình thường trái ngược nhau.

- Về đặc điểm định danh, trên 90% TNVK Anh-Việt được định danh trực tiếp nhưng tỉ lệ TNVK tiếng Anh được định danh gián tiếp nhiều hơn khoảng 7 lần tỉ lệ TNVK tiếng Việt (6.35% so với 0.75%). Thêm vào đó, phần lớn các TNVK Anh-Việt là những tên gọi có cấu tạo đa thành tố, thể hiện rõ tính phân tích tính. Tuy nhiên, hệ TNVK tiếng Anh có nhiều thuật ngữ được định danh theo lối hòa kết và tính thành ngữ hơn so với hệ TNVK tiếng Việt.

- Về tương đương dịch thuật, hệ TNVK Anh có những thay đổi về hình thức khi được chuyển sang tiếng Việt, với 211/1040 (10.38%) đơn vị là từ chuyển thành ngữ và 1/1040 (0.10%) đơn vị là ngữ chuyển thành từ trong tiếng Việt. Bên cạnh đó, luận án xác định được 4 kiểu tương đương chuyển dịch TNVK Anh-Việt, gồm: tương đương 1-1, tương đương 1-nhiều, tương đương nhiều-1, tương đương nhiều-nhiều. Trong đó, kiểu tương đương 1-1 được vận dụng nhiều nhất với 722/1040 (69.42%) thuật ngữ. Ngoài ra, luận án cũng xác định được một số phương thức chuyển dịch dược vận dụng, gồm: dịch nguyên văn, dịch sao phỏng, dịch chuyển vị, dịch biến điệu, dịch thoát. Luận án cũng đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong quá trình chuyển dịch TNVK tiếng Anh sang tiếng Việt và đề xuất một số giải pháp chỉnh lý, chuẩn hóa các TNVK tiếng Anh đồng nghĩa cũng như các TNVK tiếng Việt chưa đạt chuẩn.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình giảng dạy và biên soạn giáo trình tiếng Anh quân sự cũng như việc biên soạn từ điển thuật ngữ vũ khí Anh-Việt.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ chỉ trang bị Anh-Việt;

- Biên soạn từ điển thuật ngữ vũ khí trang bị Anh-Việt.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Lưu Văn Nam (2019), “Phương pháp chuyển dịch danh pháp vũ khí từ tiếng Anh sang tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (5/285), tr. 20-29.

2. Luu Van Nam (2020), “Nominative features of weapon terms in English”, American Journal of Educational Research, Vol. 8 (5), pp. 278-281.

3. Luu Van Nam (2021), “Nominative features of English-Vietnamese weapon terms”, British Journal of English Linguistics, Vol. 9 (3), pp.20-28.

 VNU Media - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ