TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 09:21:29 Ngày 03/11/2022 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Jirayoot Seemung
Tên đề tài: Quá trình hội nhập kinh tế của miền Đông Thái Lan trong dự án hành lang kinh tế phía Nam thuộc hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng (1998-2019)

1. Họ và tên: Jirayoot Seemung                                      2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 21/12/1986                                                4. Nơi sinh: Thái Lan

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2859/QĐ-XHNV, ngày 02 tháng 11 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh theo quyết định số: 3129/QĐ-XHNV ngày 30/10/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;

- Về việc thay đổi/ điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh theo quyết định số:1485/QĐ-XHNV-ĐT ngày 21/07/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;

- Về việc kéo dài thời gian học tập của Nghiên cứu sinh khóa QH-2017-X (từ 03/11/2020 đến 02/11/2021) theo quyết định số:1570/QĐ-XHNV ngày 07/09/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;

- Về việc kéo dài thời gian học tập của Nghiên cứu sinh (từ 03/11/2021 đến 02/11/2022) theo quyết định số:1964/QĐ-XHNV-ĐT ngày 30/09/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

7. Tên đề tài luận án: Quá trình hội nhập kinh tế của miền Đông Thái Lan trong dự án hành lang kinh tế phía Nam thuộc hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng (1998-2019)

8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế                                9. Mã số: 62 31 02 06

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Quang Minh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu quá trình phát triển và hội nhập kinh tế của miền Đông, Thái Lan về mặt cơ sở hạ tầng, quan hệ thương mại, đầu từ và liên kết khu vực sản xuất trong dự án Hành lang kinh tế phía Nam (SEC) thuộc hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) Từ đó, phân tích các yếu tố tác động, đánh giá kết quả, xu hướng và cuối cùng, đưa ra gợi ý chính sách nhằm tăng cường hội nhập kinh tế, hợp tác và liên kết khu vực miền Đông Thái Lan và khu vực sông Mê Kông để phát huy các lợi thế một cách hiệu quả và bền vững. Với các kết quả chính như sau:

Quá trình hội nhập kinh tế của khu vực miền Đông, Thái Lan trong dự án SEC thuộc hợp tác GMS được thành hai giai đoạn: Thứ nhất, giai đoạn 1998-2010 đặc trưng hội nhập kinh tế của khu vực miền Đông, Thái Lan trong dự án SEC được mở rộng. Trong đó, nền kinh tế khu vực miền Đông tăng cao, quan hệ thương mại giữa biên giới miền Đông, Thái Lan và Campuchia được mở rộng.  Đặc biệt là khi Thái Lan điều chỉnh chính sách ngoại giao và kinh tế.; Thứ hai, giai đoạn 2011-2019, đây là giai đoạn phát triển đi vào chiều sâu do chính phủ Thái Lan triển khai và bắt đầu nâng cao chất lượng kinh tế trong khu vực miền Đông. Đồng thời tiến hành thúc đẩy liên kết khu vực miền Đông với các dự án hàng lang kinh tế nói chung và dự án SEC nói riêng, nhằm phát triển khu vực miền Đông trở thành trung tâm hậu cần của khu vực sông Mekong. Quan hệ thương mại xuyên biên giới trong giai đoạn này phát triển đáng kể, không chỉ giữa Thái Lan và Campuchia, mà còn mở rộng quan hệ sang Việt Nam dọc theo Dự án SEC từ năm 2010 trở đi. Quan hệ liên kết khu vực sản xuất giữa Thái Lan và Campuchia tăng mạnh trong giai đoạn 2010 – 2019, nhưng quan hệ liên kết khu vực sản xuất giữa Thái Lan và Việt Nam vẫn chiếm quy mô nhỏ, dù sao Dự án SEC đã góp phần hỗ trợ việc di chuyển liên kết cơ sở sản xuất qua đường thủy giữa ba quốc gia.

Dựa trên kết quả và phân tích nghiên cứu, tình hình hội nhập của khu vực miền Đông trong dự án SEC có xu hướng càng đi sâu và mở rộng hơn trong tương lai. Xu hướng tăng trưởng này là do các yếu tố bên trong Thái Lan và vị trí thuận lợi của dự án này có thể liên kết khu vực không chỉ bằng đường bộ mà còn bằng đường thủy. Quan hệ thương mại xuyên biên giới và đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Campuchia và Việt Nam sẽ càng tăng và đặc biệt là liên kết cơ sở sản xuất.

Để khu vực miền Đông, Thái Lan hội nhập với Dự án SEC có hiệu quả hơn, nghiên cứu này đã có một số gợi ý đề xuất phương châm chính sách (Policy Guidelines) về đối nội và đối ngoại như sau: (1) Đề xuất chính sách kinh tế - xã hội cho khu vực miền Đông: Với đề xuất phương châm chính sách dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả các dự án trong khu vực; thúc đẩy phân phối lợi ích kinh tế và nâng cao mức sống người dân bản địa. (2) Đề xuất chính sách ngoại giao: Đề xuất phương châm chính sách dựa trên cơ sở đa phương hóa chính sách ngoại giao và hợp tác nhiều cấp độ; nâng cao hợp tác để tăng cường liên kết hội nhập khu vực trên cơ sở các bên cùng tham gia cùng có lợi và; tạo ra tình hình khu vực hóa (Regionalisation) từ dưới lên.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án là nguồn tài liệu tham khảo thiết thực cho những người quan tâm đến đề tài này cũng như góp phần nâng cao nhận thức và ý thức hợp tác cùng phát triển của cộng đồng các nước thuộc hợp tác GMS nói riêng và khu vực ASEAN nói chung. Bên cạnh đó, luận án còn là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan chính phủ và địa phương có liên quan đến Dự án SEC trong việc định hướng, chủ trương, thực hành và có biện pháp nâng cao hiệu quả hợp tác, thúc đẩy phát triển khu vực.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Jirayoot Seemung (2019), “Eastern Thailand and Its Role of Innovative Industrial Centre and Greater Mekong Sub Region Hub: The Reviews of Thai State’s Proposal on Development”, Graduate Development Journal, Ubon Ratchathani Rajabhat University. Vol.6(2), pp. 57 – 63.

Jirayoot Seemung (2021), “The Roles of America and Thai State in National Development and The Socioeconomic Changes in the Eastern Thailand During the Vietnam War (1955 – 1975)”, Burapha Journal of Political Economy. Vol. 9(1), pp. 54 - 79.

Jirayoot Seemung (2021), “Implementation and Barriers of Border Economic Zone Policy in Thailand: A Case Study of Eastern Border Economic Zone in Trat Province”, International Conference Proceedings the Security and Development Issues in the New Situations, Hanoi, 12/5/2021, VNU - University of Social Sciences and Humanities, pp.351 – 337

 VNU Media - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ